Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011

Quảng cáo trực tuyến

Quảng cáo trực tuyến
ImageNền kinh tế Việt Nam đang ít nhiều chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hàng loạt các chi phí của doanh nghiệp đồng loạt bị cắt giảm. Bộ phận marketing trong các doanh nghiệp chịu khá nhiều ảnh hưởng từ những hoạt động cắt giảm chi phí này khi phải đối đầu với rất nhiều câu hỏi mới được đặt ra: Phải làm sao khi ngân sách dùng cho quảng cáo ngày càng eo hẹp trong khi yêu cầu của ban lãnh đạo ngày càng khắt khe? Phải làm sao để hình ảnh của công ty đến được với thật nhiều khách hàng mục tiêu trong thời buổi cạnh tranh ngày càng gay gắt?... 
Từ thực tế cho thấy chi phí cho các thông điệp quảng cáo trên truyền hình, trên báo hay tạp chí quá cao mà hiệu quả đem lại ngày càng giảm, các chiến dịch quảng cáo đang dần được chuyển hướng sang những hình thức mới có khả năng nhắm chọn đối tượng tiếp nhận tốt hơn và hiệu suất chi phí hợp lí hơn.

Sự phát triển của thị trường quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam đã mang đến rất nhiều lựa chọn mới cho doanh nghiệp. Thời gian gần đây, tốc độ phát triển của quảng cáo trực tuyến luôn dẫn đầu trong các loại hình quảng cáo hiện có trên thị trường, đạt bình quân trên 30%/năm. Điều đó được lí giải bởi hàng loạt ưu điểm vượt trội của quảng cáo trực tuyến mà các hình thức quảng cáo truyền thống không thể có như khả năng phân loại, tương tác với khách hàng mục tiêu, tốc độ triển khai quảng cáo nhanh chóng, các công cụ quản lí được tự động hóa tối đa và mức chi phí thường hợp lí hơn rất nhiều.

Chính vì thế, việc chuyển hướng sang sử dụng các công cụ quảng cáo trực tuyến trong giai đoạn thắt chặt chi tiêu như hiện nay là một lựa chọn thông minh của các marketer, đồng thời cũng trở thành xu thế quảng bá hình ảnh mới của nhiều công ty trên toàn thế giới. Vì vậy, việc nắm rõ điểm mạnh và điểm hạn chế của từng hình thức quảng cáo trực tuyến được cung cấp ra thị trường sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội trong việc lựa chọn loại hình phù hợp nhất cho chiến lược của mình.

1. Quảng cáo bằng Banner:

Đây là hình thức quảng cáo phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam. Người xem có thể bắt gặp vô số banner quảng cáo trên các website trong quá trình lướt net, từ những website thông tin có lượng truy cập cực lớn đến những website thương mại điện tử bình thường của một doanh nghiệp. Hình thức quảng cáo này có hiệu quả cao trong việc quảng bá thương hiệu do khả năng hiển thị thông điệp quảng cáo khá tốt. Ví dụ doanh nghiệp quảng cáo bằng banner trên một website có 1 triệu lượt người xem/ngày, đồng nghĩa với việc hình ảnh của doanh nghiệp được xuất hiện 1 triệu lần trước các khách hàng tiềm năng.

Tuy nhiên, sự xuất hiện dày đặc của những banner trên các website hiện đang gây dị ứng quảng cáo cho người xem. Banner càng ngày càng ít được chú ý do phải cạnh tranh tần xuất và vị trí xuất hiện giữa chính các banner với nhau. Theo thống kê, tỉ lệ độc giả click vào banner chỉ đạt khoảng 0,1%. Bên cạnh đó, việc các website đăng banner không hỗ trợ thống kê hiệu quả của chiến dịch đang khiến banner mất điểm trong mắt các marketer. Và cách tính chi phí cho quảng cáo banner ở Việt Nam hiện nay vẫn còn rất nhiều vấn đề cần bàn. Các doanh nghiệp luôn phải chi một khoản tiền cố định (thường giao động từ vài triệu đến vài chục triệu/1 banner/1 tháng cho việc treo banner trên các website tốt) trong khi không cần biết đến hiệu quả của banner đó như thế nào.

2. Quảng cáo In-text:

Loại hình quảng cáo mới này đã giải quyết khá tốt xung đột liên quan đến vị trí đặt quảng cáo. Thay vì cạnh tranh vị trí dành cho quảng cáo vốn đã bị giới hạn trên các website với các hình thức khác, nó khai thác trực tiếp trên nội dung bài viết. Hiển thị ngay vị trí trung tâm màn hình dưới dạng từ khóa được gạch chân, các thông điệp quảng cáo sẽ hiện ra khi người đọc di chuột vào các từ khóa đó và chuyển người đọc tới website của doanh nghiệp sau khi được click chuột. Ưu điểm của hình thức này là khả năng nhắm chọn khách hàng tiềm năng tương đối cao, cũng như việc sản phẩm sẽ được quảng bá trên rất nhiều website có trong hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ với một chi phí tương đối thấp. Đây là một mô hình được gắn với các tên tuổi lớn trên thế giới như Kontera, Adbrite, Vibriant Media,… Loại hình quảng cáo này ở Việt Nam mới chỉ có www.Vietad.vn của công ty CP Phát triển giải pháp trực tuyến Moore khai thác. Doanh nghiệp này tỏ ra khá chuyên nghiệp trong khâu nghiên cứu và tiếp cận thị trường, cũng như trong việc cung cấp các công cụ quản lí, thống kê, đánh giá hiệu quả,…cho chiến dịch. Tuy nhiên, lượng khách hàng hiện tại của Vietad còn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của hình thức này do sự e dè của thị trường đối với một hình thức quảng cáo vẫn còn quá mới này.

Image
Quảng cáo In-text (Ảnh chụp màn hình trang Netlife.com.vn)

3. Quảng cáo Text link:

Cái tên nghe có vẻ lạ với người ngoại đạo trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, nhưng đây hiện đang là hình thức quảng cáo được các doanh nghiệp khá ưa chuộng. Các tên tuổi lớn cung cấp loại hình quảng cáo này ở Việt Nam chính là Google và Yahoo. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp “made in Vietnam” cũng đang phát triển loại hình quảng cáo text link này là Timnhanh, Vietad, Chodientu,… Với mô hình này, quảng cáo sẽ xuất hiện ở kết quả có lợi trên các bộ máy tìm kiếm hay được đặt trên các website, forum, blog tham gia hệ thống bán quảng cáo dưới dạng một đoạn văn bản ngắn có link liên kết. Các đường liên kết này góp phần khá lớn trong việc tạo thêm lượng truy cập vào các website của doanh nghiệp. Cách tính chi phí phổ biến cho hình thức này là doanh nghiệp trả tiền khi người đọc click chuột vào các text quảng cáo (pay-per-click). Với cách tính này, bên mua quảng cáo có lợi hơn nhiều so với cách tính chi phí cố định của banner. Khả năng nhắm chọn tới đối tượng tiếp nhận quảng cáo của text link khá tốt, nhưng nếu quảng cáo bị đặt ở các vị trí không mấy thu hút thì sẽ không nhận được nhiều sự chú ý từ người xem (điều này rất dễ xảy ra vì text link phải cạnh tranh vị trí đặt quảng cáo với banner, logo,…trong khi mà các thông điệp quảng cáo text link lại thường không bắt mắt).

4. Quảng cáo Rich media:

Rich Media là một trong các hình thức quảng cáo tương tác đang được đánh giá cao về hiệu quả cũng như mức độ tăng trưởng. Giống với quảng cáo banner, nhưng ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp có thể chèn thêm âm thanh, hình ảnh, trò chơi… bên cạnh thông tin về sản phẩm để tăng thêm tính hấp dẫn cho thông điệp quảng cáo. Cũng vì vậy mà khả năng tương tác của Rich media vượt trội hơn hẳn so với các hình thức khác. Hiện tại, Rich media đang được một số công ty ở Việt Nam phát triển nhưng hiện vẫn chưa thu được thành công như mong đợi do chi phí quảng cáo vẫn còn cao (bằng chi phí quảng cáo banner cộng với chi phí thiết kế thông điệp quảng cáo). Hơn nữa, Rich media ở Việt Nam cũng mới chỉ được triển khai trên một số rất ít website nên khó đánh giá chính xác hiệu quả của hình thức quảng cáo này.

Image
Mẫu quảng cáo Rich media của Nokia (Ảnh chụp màn hình trang Ngoisao.net)

5. Quảng cáo bằng thư điện tử (email):

Trên thế giới, quảng cáo bằng thư điện tử được sử dụng khá phổ biến còn ở Việt Nam, hình thức quảng cáo này tuy xuất hiện sớm nhưng lại không được sử dụng nhiều. Email quảng cáo có ưu điểm là tiết kiệm được thời gian, chi phí bỏ ra tương đối thấp, và đôi khi đem lại cho doanh nghiệp những đơn đặt hàng bất ngờ. Tuy vậy, điểm yếu của nó là doanh nghiệp khó nắm bắt được việc tiếp nhận thông điệp quảng cáo từ phía khách hàng. Cùng với nạn spam hiện này nên thư quảng cáo đã và đang gây ra phản ứng khó chịu từ phía người nhận. Nhìn chung, hiệu quả của hình thức này tại Việt Nam được đánh giá không cao, nhất là khi thư rác ngày càng bị kiểm soát gắt gao hơn, và khả năng thư bạn gửi không bao giờ được khách hàng xem xét tới là quá lớn.

Bên cạnh các loại hình quảng cáo kể trên, một số hình thức quảng cáo trực tuyến khác cũng đã từng xuất hiện tại Việt Nam nhưng không được sử dụng nhiều hoặc khó có khả năng phát triển xa hơn, như hình thức quảng cáo bằng Pop-up, quảng cáo trên danh bạ trực tuyến,… Và còn có rất nhiều mô hình quảng cáo trực tuyến khác đang được nghiên cứu và sẽ sớm được tung ra thị trường trong nay mai để phục vụ nhu cầu quảng cáo trực tuyến đang ngày một tăng này. Nếu doanh nghiệp của bạn đang băn khoăn trong việc lựa chọn các công cụ quảng cáo, hãy cân nhắc tất cả các tiêu chí liên quan đến chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp bạn, từ sản phẩm, mục đích quảng cáo cho tới ngân sách hay thời gian quảng cáo,… Hãy luôn là một marketer sáng suốt để có thể chọn ra hình thức quảng cáo trực tuyến đem lại hiệu quả tốt nhất cho công ty bạn.

Theo 24h.com.vn

Chúc mừng năm mới 2011


Xin gửi lời chúc mừng năm mới đến tất cả các bạn , bạn bè và người thân. Chúc sức khỏe dồi dào, chúc làm ăn tấn tới , học thành giỏi giang. Chúc tất cả mọi người một năm mới an lành và hạnh phúc. Chúc cộng đồng mạng chúng ta ngày càng phát triển , cùng chia sẻ niềm vui, cùng chia sẻ kiến thức, làm việc thật tốt với internet. Chúc cho nghành Thương Mại điện tử ngày càng phát triển và đáp ứng được nhu cầu của mọi người





Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011

Các trang web B2C đấu giá trực tuyến tại Việt Nam

Hiện thì mình biết có 2 sàn đầu giá đang hoạt động theo mô hình này chắc hẳn còn nhiều nữa đang hoạt động mà mình không biết. Những trang này đấu theo mô hình B2C chứ không phải là C2C như ebay. Mọi người hãy cho mình ý kiến và nhận định về những trang web đi theo mô hình này để cùng thảo luận.

VBID.vn là sàn đấu giá trực tuyến thế hệ mới đầu tiên tại Việt Nam, do Công ty HNN PTY LTD – Australia liên kết với Công ty cổ phần truyền thông và giải trí VBID (VBID., JSC).
Thành lập năm 2009 tại Việt Nam theo hình thức hợp tác cùng phát triển, VBID được triển khai theo hình thức chuyển giao công nghệ. Công ty VBID trực tiếp điều hành quản lý và phát triển trên cơ sở mô hình kinh doanh và công nghệ kỹ thuật 100% chuyển giao của HNN PTY LTD Australia.
VBID là công ty tiên phong sáng tạo ra sàn đấu giá "Hàng siêu phẩm, Giá siêu rẻ" đầu tiên với mô hình đấu giá độc quyền tại Việt Nam, và là một trong những Công ty đầu tiên kết hợp giữa dịch vụ thương mại điện tử với giải trí hàng ngày.
Tháng 5 năm 2010, VBID chính thức đi vào hoạt động và trở thành một trong những trang web đấu giá sáng tạo nhất tại Việt Nam. Dựa trên giải pháp phần mềm ứng dụng trên nền web và mô hình kinh doanh của công ty Bidrivals (Australia) - công ty đã phát triển thành công trên 27 nước tại khắp các châu lục như: Đức, Bỉ, Đan Mạch, Braxin, Mỹ… đặc biệt tại Singapore và Trung Quốc trong năm 2009.
Điều làm nên sự khác biệt vượt trội của VBID so với các hình thức đấu giá thông thường khác là mô hình kinh doanh đấu giá độc đáo theo tiêu chí bán "Hàng siêu phẩm, Giá siêu rẻ". VBID đưa các sản phẩm cao cấp có giá trị cao lên sàn đấu giá như: laptop, máy ảnh, máy chơi game cá nhân, đồ điện tử, thời trang hàng hiệu, nước hoa, mỹ phẩm…và cao cấp hơn nữa là xe máy, xe hơi…với giá bán cuối cùng tối đa chỉ khoảng 20% so với giá sản phẩm cùng loại đang được bán trên thị trường. VBID cho đấu giá khởi điểm khoảng 500-1000 phiên/tháng và sẽ tăng dần theo thời gian hoạt động.

BẠN ĐÃ THAM GIA CHƯA? HÃY “CLICK” và tự mình khám phá các sản phẩm của WOOW.VN, nơi bạn có thể an tâm đặt niềm tin và thỏa sức mua sắm! Công ty cổ phần THẾ GIỚI CỦA NHỮNG NGƯỜI CHIẾN THẮNG được viết tắt là WOOW.JSC, tên tiếng anh là WORLD OF WINNERS, kinh doanh dưới hình thức đấu giá trực tuyến các sản phẩm trên trang web: WOOW.VN. Công ty thành lập ngày 24/08/2010 được sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép kinh doanh đầy đủ về mặt pháp lý, đảm bảo cho quý khách hàng khi tham gia đấu giá có thể an tâm về chất lượng sản phẩm cũng như uy tín trên thị trường. Hình thức đấu giá được diễn ra dưới hệ thống tự động, công khai, minh bạch vì công ty được xây dựng và đứng vững trên niềm tin của khách hàng. Các sản phẩm chúng tôi đưa ra có nguồn gốc và xuất sứ rõ ràng, đảm bảo hàng chất lượng cao, mẫu mã đẹp, tiện ích có bảo hành của nhà sản xuất hay đại lí phân phối. Bạn đã là thành viên của công ty? Khi bạn tham gia đấu giá lợi ích mà bạn nhận từ công ty rất lớn là được sở hữu các sản phẩm mà mình yêu thích với chi phí bỏ ra rất thấp đôi khi hoàn toàn miễn phí. Dù bạn ở đâu, mọi lúc mọi nơi, chỉ cần 1 chiếc laptop có kết nối wifi hay đơn giản chỉ cần 1 máy tính nối mạng là bạn đã có thể tham gia đấu giá, thực hiện ước mơ và nghệ thuật mua sắm của mình. Bạn đã là người chiến thắng? Công ty ngay lập tức sẽ thông báo tin chiến thắng tới bạn và chuyển sản phẩm tới bạn dưới 3 hình thức trong thời gian sớm nhất: Giao sản phẩm miễn phí trong nội thành TP HCM và Hà Nội, giao hàng qua đường bưu điện hay bạn cũng có thể đến văn phòng công ty để nhận sản phẩm trực tiếp với thủ tục rất đơn giản và thuận tiện. Khi đến với WOOW.VN bạn có cơ hội rất lớn để trở thành các “ngôi sao may mắn”. Hãy cùng thử và trải nghiệm để cảm nhận được sự khác biệt của WOOW.VN nơi tôn lên phong cách mua sắm của bạn Dù bạn là ai? Dù bạn ở đâu hãy để WOOW.VN làm bạn đồng hành làm nên phong cách của bạn.



Thông tin, tin tức hoạt động các ngân hàng - nganhangonline.com

Nơi đặt niềm tin “tài chính” cho mọi người!

Bạn muốn tìm “nơi” giao dịch của một ngân hàng?
Bạn muốn tìm một địa chỉ máy ATM?
Bạn cần có một tài khoản thẻ?
Bạn muốn vay một số vốn làm ăn?
Bạn đang lựa chọn ngân hàng gửi tiền tiết kiệm?...
Rất rất nhiều vấn đề về tài chính mà bạn còn nhiều thắc mắc và muốn hiểu thật rõ, muốn biết chính xác. Bạn cũng cần một vài lời khuyên trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Nhưng:
Bạn không có thời gian để đến từng ngân hàng tìm hiểu.
Bạn càng không thể gọi điện thoại hay truy cập từng trang web của các ngân hàng vì thông tin bạn được cung cấp cũng sẽ có những chi tiết không rõ ràng.

Nganhangonline.com – một giải pháp tối ưu cho bạn!
Đến với chúng tôi bạn sẽ được cung cấp tất cả những thông tin cần thiết của toàn bộ hệ thống ngân hàng trong và ngoài nước hiện đang hoạt động tại Việt Nam. Từ những thông tin cơ bản về các ngân hàng, điểm đặt trụ sở, chi nhánh giao dịch, các điểm đặt máy ATM cho đến dịch vụ, sản phẩm đang hiện có của từng ngân hàng sẽ được tìm thấy một cách dễ dàng trên “nganhangonline.com”. Ngoài những thông tin cần thiết đó, chúng tôi cập nhật hằng ngày những thông tin, những dịch vụ và những sản phẩm mới nhất của các ngân hàng cùng với tình hình thị trường tài chính và kinh tế chung của Việt Nam và thế giới.

 “Nganhangonline.com”- xứng đáng là cho bạn trao giữ niềm tin “tài chính vững mạnh”.

Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

Bí ẩn không xa lạ- sự ra đời của các cỗ máy - Đồng hồ


Bí ẩn không xa lạ- sự ra đời của các cỗ máy - Máy khâu


Bí ẩn không xa lạ- sự ra đời của các cỗ máy - Máy khâu




Câu chuyện bắt đầu từ năm 1755 ở London. Một di dân người Đức tên là Charles Weisenthal chế tạo chiếc kim đầu tiên dành cho máy khâu và đã nhận bằng sáng chế cho phát minh này. Tuy nhiên, không ai biết chiếc kim đã được sử dụng cho loại máy nào, vì 34 năm sau, chiếc máy khâu đầu tiên của nhân loại mới ra đời.

Sản phẩm do công dân Anh tên Thomas Saint chế tạo là một chiếc máy bấm lỗ. Nhờ có những lỗ này, người thợ may có thể xuyên chỉ qua khâu đính vải, da dễ dàng. Nhiều người cho rằng sản phẩm của Saint đã đặt nền tảng cho nhiều loại máy khâu cải tiến sau này, nếu không có lẽ giờ này con người vẫn đang may tay.

Đầu thế kỷ 19, Madersperger, một thợ may người Australia, chế tạo hàng loạt máy khâu, mỗi chiếc thực hiện một thao tác khác nhau. Ông nhận được bằng sáng chế cho nỗ lực của mình. Sau khi nhận được bằng, ông vẫn không ngừng làm việc để chế tạo những chiếc máy khác tiện dụng hơn. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau đó, Josef chết vì bệnh và nghèo đói.

Năm 1918, hai người Mỹ tên là John Adam Doge và John Knowles chế tạo ra một chiếc máy khâu có thể thực hiện được những đường may ngắn. Nhân vật nổi cộm trong danh sách những người chế tạo ra máy khâu còn có Barthelemy Thimonnier, người được chính phủ Pháp trao bằng sáng chế vào năm 1830. Chiếc may khâu của Thimonnier phần lớn được làm bằng gỗ nhưng cho phép người thợ may có thể thực hiện nhiều thao tác. Không giống như những người đã chế tạo ra máy khâu trước đây, Thimonnier chỉ thích làm ăn lớn. Vì vậy, ông đã thuyết phục quân đội Pháp thành lập một xưởng may chuyên may quân phục. Gần 10 năm phục vụ trong quân đội, ông có trong tay hơn 80 chiếc máy khâu. Cơ sở của ông ngày càng phát đạt và tạo được tiếng vang lớn trong ngành may. Điều này đồng thời đã "hất đổ chén cơm" của giới thợ may tại Paris. Những người này lo sợ rằng nếu Thimonnier quá thành công, họ sẽ bị thất nghiệp. Vì vậy, vào một đêm tối trời, một toán thợ may cuồng nộ ở Paris đã kéo đến xưởng may của Thimonnier, đập phá tan tành mọi tài sản ở đây. Thimonnier may mắn trốn thoát. Nhờ sự giúp đỡ của quân đội Pháp, một thời gian sau, Thimonnier thành lập lại xưởng may khác, định dần dần gây dựng lại sự nghiệp. Biết tin, nhóm thợ may lại đến quậy phá. Lần này do trong nước có nhiều biến loạn về chính trị, nên quân đội không còn quan tâm tới Thimonnier nữa. Ông đành mang theo một chiếc máy khâu nguyên vẹn trốn sang Anh.

Thimonnier là người đầu tiên đưa máy khâu vào ứng dụng sản xuất với quy mô lớn và là người chủ xưởng may quân đội đầu tiên trên thế giới. Sau này ở Anh, Thimonnier còn chế tạo máy khâu với mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, dù đã nỗ lực bằng nhiều cách, Thimonnier vẫn có cuộc sống cuối đời hết sức nghèo khổ và chết trong một ngôi nhà tồi tàn ở Anh.

Năm 1933, chiếc máy khâu đầu tiên cho phép người thợ may không phải qua các công đoạn may tay ra đời. Đây là tác phẩm của một người Mỹ tên Walter Hunt. Tương truyền, Walter đã chế tạo ra chiếc máy này vài năm trước khi nó được đưa vào ứng dụng, vì ông không sao tìm ra chiếc kim thích hợp. Bao nhiêu kim đưa vào máy đều bị gãy. Một đêm, Walter mơ thấy mình đi lạc vào một khu rừng, bị thổ dân da đỏ bắt và bị trói chặt, đưa ra một bãi đất trống và xô ngã xuống đấy, mặt ngửa lên trời. Một thổ dân da đỏ hung tợn từ từ tiến lại, giơ cao chiếc giáo trên tay, đâm vào cổ tội nhân. Trong giờ phút "thập tử nhất sinh", vì quá sợ hãi, Walter bừng tỉnh, vùng dậy và ông chợt hiểu ra chiếc kim khâu phải có hình dáng giống như chiếc giáo của người thổ dân da đỏ trong mơ. Nhiều người tôn vinh Walter là ông tổ của những máy khâu hiện đại.

Đầu thập niên 1840, một nông dân ở bang Massachusetts (Mỹ) chế tạo ra một chiếc máy khâu cho phép người thợ may hoàn toàn làm việc bằng máy (trừ làm khuy, đơm nút...). Howe, tên người nông dân ấy, kỳ vọng tác phẩm sẽ mang đến cho anh sự đổi đời, nên năm 1985, khi công bố nó, anh không ngần ngại chi thêm tiền cho các cuộc quảng cáo, triển lãm. Nhưng vào thời điểm ấy, người Mỹ chưa thực sự quan tâm đến may khâu nên Howe không bán được chiếc nào. Thất vọng và mắc nợ, Howe gửi đến cho anh trai mình là Amasa đang sống ở Anh một chiếc máy khâu, hy vọng bên kia bờ Đại Tây Dương, nó sẽ được đối xử công bằng hơn. Amasa đã tìm được cho em thị trường béo bở ở Anh, ngoài ra còn thu hút được sự chú ý của một ông chủ hãng may đồ lót tên là William Thomas nổi tiếng. Ông này hứa dẫn đường cho Howe sang Anh để phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, sự hợp tác không thuận buồm xuôi gió nên vài năm sau, Howe bỏ về Mỹ. Về đến Mỹ, Howe ngạc nhiên vì thị trường máy khâu ở đây đã hết sức rầm rộ. Các hãng máy may lớn có đến hàng chục, trong đó nổi bật nhất là Singer. Kiểu dáng máy khâu của các hãng này đều lặp lại theo mô hình máy khâu của Howe. Vì vậy, những cuộc kiện tụng xảy ra và kéo dài đến khi các hãng may lớn gồm Wheeler & Wilson, Grover & Baker liên kết kinh doanh, trên phương thức hùn vốn và bảo vệ sản phẩm độc quyền của mình. Tuy Singer không có công chế tạo máy khâu nhưng lại có công đưa máy khâu vào thị trường và biến chúng thành những sản phẩm không thể thiếu được đối với cuộc sống con người.

Singer và Howe sống như những tỷ phú cho đến cuối đời.

Bí ẩn không xa lạ- sự ra đời của các cỗ máy - Điện thoại



Bí ẩn không xa lạ- sự ra đời của các cỗ máy - Sản xuất xe hơi



Bí ẩn không xa lạ- sự ra đời của các cỗ máy - Tủ Lạnh


Bí ẩn không xa lạ- sự ra đời của các cỗ máy - Máy thu thanh



Bí ẩn không xa lạ- sự ra đời của các cỗ máy - Bóng đèn điện



Tạo menu xổ xuống

Bài viết trước đây, mình đã cùng các bạn tìm hiểu cách tạo một Menu đơn giản dành cho Blogspot. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu cách tạo một Drop-Down Menu đơn giản cho Blogger.

Drop down menu
Bước 1:
Đăng nhập vào Blogger, chọn "Thiết kế" -> "Chỉnh sửa HTML"

Bước 2:
Tìm code:


</head>

Và chèn đoạn code sau phía trước đó:


<!--jquery-DD-Menu-Starts-->
<style type="text/css">
/* menu styles */
#jsddm
{ margin: 0;
padding: 0}

#jsddm li
{ float: left;
list-style: none;
font: 12px Tahoma, Arial}

#jsddm li a
{ display: block;
background: #324143; /*DARK-GREEN*/
padding: 5px 12px;
text-decoration: none;
border-right: 1px solid white;
width: 70px;
color: #EAFFED;
white-space: nowrap}

#jsddm li a:hover
{ background: #24313C}

#jsddm li ul
{ margin: 0;
padding: 0;
position: absolute;
visibility: hidden;
border-top: 1px solid white}

#jsddm li ul li
{ float: none;
display: inline}

#jsddm li ul li a
{ width: auto;
background: #A9C251; /*LIGHT-GREEN*/
color: #24313C}

#jsddm li ul li a:hover
{ background: #8EA344}
</style>

<!-- script src="http://ajax.googleapis.com/ajax/libs/jquery/1.2.6/jquery.min.js" type="text/javascript"></script -->
<script src="http://ajax.googleapis.com/ajax/libs/jquery/1.2.6/jquery.min.js" type="text/javascript"></script>
<script type="text/javascript">
var timeout = 500;
var closetimer = 0;
var ddmenuitem = 0;

function jsddm_open()
{ jsddm_canceltimer();
jsddm_close();
ddmenuitem = $(this).find('ul').eq(0).css('visibility', 'visible');}

function jsddm_close()
{ if(ddmenuitem) ddmenuitem.css('visibility', 'hidden');}

function jsddm_timer()
{ closetimer = window.setTimeout(jsddm_close, timeout);}

function jsddm_canceltimer()
{ if(closetimer)
{ window.clearTimeout(closetimer);
closetimer = null;}}

$(document).ready(function()
{ $('#jsddm > li').bind('mouseover', jsddm_open);
$('#jsddm > li').bind('mouseout', jsddm_timer);});

document.onclick = jsddm_close;
</script>
<!--jquery-DD-Menu-Stops-http://ruabien.net-->

Lưu template lại. Hãy điều chỉnh lại màu sắc cho phù hợp với blog, website của bạn.
Bạn có thể xem thêm các mã màu ở đây để thuận tiện cho việc điều chỉnh:
http://homepages.ulb.ac.be/~dgonze/INFO/htmlcolors.png
 

Bước 3:
Vào phần "Giao diện" -> "Bố cục"
click vào "Thêm tiện ích", chọn "HTML/JavaScript" . Tiện ích này chính là phần hiển thị menu do đó bạn cần di chuyển nó đến vị trí thích hợp.
Dán code bên dưới vào tiện ích mới nhé:


<!--BODY-CODE-->
<ul id="jsddm">
<li><a href="#">JavaScript</a>
<ul>
<li><a href="#">Drop Down Menu</a></li>
<li><a href="#">jQuery Plugin</a></li>
<li><a href="#">Ajax Navigation</a></li>
</ul>
</li>
<li><a href="#">Effect</a>
<ul>
<li><a href="#">Slide Effect</a></li>
<li><a href="#">Fade Effect</a></li>
<li><a href="#">Opacity Mode</a></li>
<li><a href="#">Drop Shadow</a></li>
<li><a href="#">Semitransparent</a></li>
</ul>
</li>
<li><a href="#">Navigation</a></li>
<li><a href="#">HTML/CSS</a></li>
<li><a href="http://blogger.com">Blogger Help</a></li>
</ul>

Chỉnh sửa lại đường dẫn menu cho phù hợp và lưu lại là xong. Chúc bạn thành công!

Tầm nhìn, sứ mệnh vina game



Tạo form liên hệ cho Blog



Xem Ảnh:



Bạn hãy thử tạo cho mình một Form liên hệ như vậy tại trang Kontactr.com. làm như sau:
  1. Đầu tiên bấm vào đây để vào tạo Tài Khoản.
Xem ảnh:

    2. Sau khi Đăng kí hoàn tất vào Mail của bạn để kích hoạt tài khoản tại Kontactr. Coi kĩ Mail vì có thể ở trong thư mục SPAM. Sau khi kích hoạt xong thì bạn hãy vào tài khoản của chính bạn tại Kontactr.com   để đăng nhập vào tài khoản của mình.  Tại đây bạn sẽ thấy CODE dùng để tạo Form liên hệ. Nó có hai dạng là code HTML và code AJAX. Việc chọn Code nào là tùy vào bạn, nhưng mình khuyên bạn nên sử dụng Code HTML để tiện sửa Code (sẽ nói sau).

Xem ảnh

 Còn đây là HTML code:

Bây giờ việc tiếp theo của ban là tạo một trang riêng. Bằng cách xem ảnh sau:


Thế là xong. Giờ chỉ việc bạn dẫn link của trang vừa tạo vào một menu mang tên là Liên hệ hay đại loại tên nào khác cũng được. Chúc thành công!

Tạo phiếu thăm dò ý kiến cho blogspot !!!


 Chú ý: Bạn phải chọn ngôn ngữ là Tiếng Anh trước khi tạo phiếu thăm dò!

Sau khi đã đổi ngôn ngữ sang Tiếng Anh : Chọn  Layout > Ad a Gadget > Poll .
Điền câu hỏi và câu trả lời, ngày, giờ dừng cuộc thăm dò vào ...Nếu  muốn người xem có thể chọn nhiều câu trả lời thì hãy đánh dấu vào phần Allow visitors to select multiple answers.

Làm theo hình vẽ sau:
Sau đó bấm save để ra xem kết quả. Chúc thành công. Bạn cứ thức mắc sao không thể tạo Poll ở ngôn ngữ là Tiếng Việt. Có lẽ Google chưa hỗ trợ đó bạn.
Xem ảnh: