Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Slide tìm hiểu Seo căn bản

Đây là một slide tổng hợp một số kiến thức cơ bản về seo, mình soạn dựa trên tài liệu hướng dẫn tối ưu hóa website của google , tổng hợp một số phương pháp Seo của bạn bè và một số phương pháp , thủ thuật trên internet, rất mong có thể giúp các bạn có những cái nhìn căn bản nhất về seo, mọi ý kiến đóng góp các bạn có thể gửi email cho mình nhdung.vcu@gmail.com , comment tại đây hoặc tham gia thảo luận tại diễn đàn http://eplusclub.net/showthread.php?t=330

1.Seo , phân biệt Seo Sem.
2.Tại sao cần phải làm Seo.
3.Các bước làm Seo  On Page.
4.Các bước làm Seo Off Page.
5.Các công cụ cho Seoer.
6.Một số thủ thuật Seo
7.Lựa chọn từ khóa
Link dow load : http://www.mediafire.com/?19nbndlm18v977y


Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011

Kết nối elearning cho ngành khoa học công nghệ





dao-tao-truc-tuyen.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

ICTnews - Dự án “Nâng cao năng lực xây dựng hệ thống kết nối thông tin và đào tạo trực tuyến” sẽ đẩy mạnh phát triển ứng dụng CNTT trong đào tạo cán bộ ngành khoa học công nghệ.
Dự án “Nâng cao năng lực xây dựng hệ thống kết nối thông tin và đào tạo trực tuyến (MTI-e)” được Trường Quản lý Khoa học và Công nghệ triển khai từ gần 1 năm qua.
Rất nhiều đầu việc đã được thực hiện, điển hình là xây dựng hệ thống phần mềm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trực tuyến (elearning) với những chức năng cơ bản gồm quản lý thông tin, quản lý bài giảng trực tuyến, quản lý lớp học trực truyến, thi và tổ chức thi, không gian chia sẻ; thuê hệ thống hạ tầng kỹ thuật CNTT (máy chủ, thiết bị kết nối, đường truyền,…) để triển khai hệ thống MTI-e; xây dựng một số bài giảng, tài liệu học tập trực tuyến làm cơ sở ban đầu để từng bước triển khai các khóa học trực tuyến cho đội ngũ cán bộ, công chức ngành khoa học công nghệ…
Theo TS. Trần Công Yên, Phó Hiệu trưởng Trường Quản lý Khoa học và Công nghệ, đến nay đã có hơn 11.600 người dùng đăng ký tài khoản sử dụng hệ thống MTI-e; tổng lượng truy cập trên 447.000. Một số bài giảng trực tuyến đã thu hút số lượng lớn lượt người xem như: Lập kế hoạch và quản lý chuyển giao công nghệ; Kỹ năng xây dựng nhiệm vụ khoa học công nghệ; Các vấn đề về sở hữu trí tuệ trong lập kế hoạch và thực hiện các dự án chuyển giao công nghệ…
Dự kiến trong giai đoạn 2011-2015, Trường Quản lý Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục mở rộng loại hình đào tạo trực tuyến, đa dạng hóa chương trình đào tạo và đối tượng đào tạo, cụ thể là sẽ mở rộng đào tạo cho cán bộ công chức viên chức của các Bộ, ngành khác, các trường đại học và các doanh nghiệp, mở rộng hợp tác quốc tế với các nước ở khu vực trong lĩnh vực đào tạo quản lý khoa học công nghệ.
Hà Minh

9 sự thật công nghệ có thể bạn chưa biết


google-money.jpg


ICTnews - Facebook và Google kiếm tiền bằng cách nào? Tại sao tên sản phẩm của Apple bắt đầu bằng chữ “i”? Vì đâu những chú chim Angry Birds lại nổi giận?
Tại sao Twitter giới hạn ở 140 kí tự?
Ban đầu, Twitter không có giới hạn về kí tự. Các tin nhắn vượt quá 160 kí tự (số lượng điển hình của tin nhắn SMS) sẽ được chia thành nhiều văn bản và lần lượt phát đi. Điều này khiến Twitter phải xử lý số lượng tin nhắn khổng lồ và có thể xảy ra lỗi trong quá trình đăng từng đoạn thông điệp riêng lẻ. Twitter giải quyết vấn đề bằng cách giới hạn mỗi tweet chỉ có tối đa 140 kí tự. 20 kí tự còn lại dành cho địa chỉ người gửi.
twitter.jpg
Facebook kiếm tiền bằng cách nào?
Facebook thu được 2 tỷ USD doanh thu mỗi năm từ quảng cáo, game, quà tặng và thẻ tiền mặt (cash card) trên mạng xã hội
Trong đó đa số thu nhập của Facebook đến từ quảng cáo. Ngoài ra, Facebook còn bán thông tin tâm lý khách hàng dựa trên thông tin người dùng cho các nhà quảng cáo. Các mục quảng cáo được hiển thị ở phía bên phải trang Facebook.
Facebook cũng thu được tiền từ game trên mạng xã hội. Các game đỉnh nhất của Facebook như Mafia Wars và Farmville đều do Zynga cung cấp. Zynga bán tiền ảo và vật phẩm cho một số người chơi để lấy tiền và chia phần trăm hoa hồng cho Facebook. Thêm vào đó, bằng việc đưa game lên Facebook, Zynga cũng thu hút được một lượng người không nhỏ truy cập vào website của hãng. Tất nhiên, Zynga phải trả cho Facebook một số tiền cho lợi ích này.
Người dùng có thể mua và gửi quà tặng trên Facebook cho bạn bè. Đa số các phần quà miễn phí nhưng một số loại quà tặng phải dùng tiền để mua. Khách hàng có thể mua thẻ tiền mặt (cash card) để sử dụng trên Facebook từ các cửa hàng như Walmart.
money-facebook.jpg
Tại tên gọi sản phẩm của Apple bắt đầu bằng chữ “i”?
Apple-Products.jpg
Từ iMac ra đời năm 1998 cho tới iPod, iPad và iPhone, các sản phẩm Apple luôn có tên bắt đầu bằng chữ “i”. Theo giải thích của Tổng Giám đốc Apple Steve Jobs, chữ “i” đại diện cho rất nhiều thứ: Internet, Individual (cá nhân), Instruct (chỉ dẫn), Inform (thông báo) và Inspire (truyền cảm hứng). Những từ này miêu tả chức năng của các sản phẩm do Apple cung cấp: là thiết bị cá nhân, dễ sử dụng, giúp người dùng thu thập thông tin trên mạng Internet và gợi nguồn cảm hứng cho Apple tiếp tục sáng tạo cho tương lai.
Google kiếm tiền bằng cách nào?

google-money.jpg
Giống Facebook, Google chủ yếu kiếm tiền nhờ quảng cáo. Dịch vụ quảng cáo đấu giá Google Adwords của Google cho phép các nhà tài trợ xuất hiện ở trang đầu tiên khi khách hàng tìm kiếm với những từ khóa nhất định. Điều này sẽ giúp các nhà tài trợ tiếp thị website của mình đến đúng đối tượng khách hàng một cách có chọn lọc và hiệu quả nhất. Sau khi xác định từ khóa muốn quảng cáo, nhà tài trợ sẽ đăng kí với Google. Mỗi khi có một khách hàng click vào mẫu quảng cáo của nhà tài trợ trên trang liệt kê kết quả tìm kiếm của Google, nhà tài trợ sẽ phải trả 1 khoản tiền nhất định cho Google (số tiền này đã được các nhà tài trợ đấu giá trước).
Ngoài ra, Google còn có chương trình Google AdSense cho phép đặt quảng cáo của Google trên trang web của người dùng Internet. Khi có người nhấn vào quảng cáo, Google sẽ trả tiền cho người dùng đó.
Quảng cáo Google xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau. Có những kết quả tìm kiếm được tài trợ về cả thuật ngữ và hình ảnh. Ngoài ra còn có quảng cáo trên Gmail. Google cũng kiếm tiền bằng cách cấp giấy phép sử dựng các ứng dụng như Gmail, Google Search và Google Map cho điện thoại chạy Android.
Tại sao lại gọi là công nghệ “Bluetooth”?
Công nghệ Bluetooth được hi vọng sẽ thống nhất các công ty đa quốc gia, kết nối các thiết bị không dây và điều khiển từ xa. Vì vậy, các nhà phát minh đã đặt tên công nghệ này theo tên vị vua Đan Mạch Harald Gormsson đã có công thống nhất nhiều lãnh thổ. Vua Harald Gormsson còn có tên “Blatand” phát âm gần giống “BlueTooth”. Biệt danh này xuất phát từ việc ông rất thích ăn quả việt quất (blueberry) và răng ông thường xuyên bị đổi màu vì loại quả này.
Blueberry.jpg
Tại sao logo Facebook có hai màu trắng và xanh?
Trả lời phỏng vấn trước thời báo New York, Tổng Giám đốc Facebook Mark Zuckerberg cho biết anh bị chứng mù màu đỏ-xanh, chính vì thế vị giám đốc này coi màu xanh là màu sắc lộng lẫy nhất.
Mark-Zuckerberg.jpg
Tại sao địa chỉ trang web cần có dấu gạch chéo (http://) ?
Thực ra không cần thiết, các dấu gạch chéo này chỉ nhằm mục đích trang trí.

slash.jpg
Googol là gì?
Google xuất phát từ Googol - tên của thuật toán 1x100100. Cách đặt tên này thể hiện sứ mệnh của Google là đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin khổng lồ của người dùng toàn thế giới.
googol.jpg
Tại sao những chú chim Angry Bird lại nổi giận?
angry1.jpg
Vì bọn lợn xanh đã đánh cắp trứng trong ổ.
Khi phát triển Angry Birds, hãng sản xuất Rovio phải băn khoăn chọn lựa “nhân vật phản diện” đánh cắp trứng của các chú chim. Vào thời điểm đó, bệnh cúm lợn (H1N1) đang hoành hành toàn thế giới và là chủ đề nóng hổi, các nhà sáng tạo đã quyết định chọn hình ảnh những chú lợn để làm đối tượng tấn công cho các chú chim không chân, không cánh ngộ nghĩnh này.
bird-pig.jpg
Phạm Duyên
Theo Business Insider

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

File Repair: Sửa các file hỏng

Tập tin có thể bị hư hỏng do lỗi ứng dụng, sự cố hệ thống, lỗi mạng và các tập tin có thể bị hỏng do virus, phát hiện & sửa chữa các tập tin bị hỏng là công việc tẻ nhạt.
Cách thông thường để cố gắng sửa chữa các vấn đề là sử dụng công cụ sửa chữa khắc phục các vấn đề, một trong những công cụ này là File Repair.
File Repair là công cụ miễn phí mạnh mẽ cung cấp một bàn tay giúp đỡ để sửa chữa các tập tin bị hỏng hoặc bị hư hỏng trên PC. Nó quét các tập tin bị hư hỏng và xuất từ ​​hầu hết dữ liệu vào một tập tin mới để có thể sử dụng.
File Repair có thể sửa chữa tập tin bị hư hỏng do mất điện bất ngờ, bị gián đoạn mạng, bị nhiễm virus, mạng và lỗi ứng dụng.

Dùng File Repair, bạn có thể sửa:
  • Tài liệu Word bị hỏng (.doc, .docx, .docm, .rtf)
  • Bảng tính Excel (.xls, .xla, .xlsx)
  • Các file nén Zip hoặc RAR (.zip, .rar)
  • Files videos (.avi, .mp4, .mov, .flv, .wmv, .asf, .mpg)
  • File ảnh JPEG, GIF, TIFF, BMP, PNG or RAW images (.jpg, .jpeg, .gif, .tiff, .bmp, .png)
  • Files PDF (.pdf)
  • Files Access databases (.mdb, .mde, .accdb, .accde)
  • Files PowerPoint presentations (.ppt, .pps, .pptx)
  • Files nhạc (.mp3, .wav)
File Repair có thể sửa các lỗi thông thường sau (fix):
  • Định dạng file không được các ứng dụng nhận biết.
  • Files không đọc được.
  • Files không truy cập được.
  • Ứng dụng mặc định không mở đơpcj file
  • Lỗi tài nguyên hệ thống xuống tập, đầy bộ nhớ

Download ở đây!

Sưu tầm Internet! qc BKAV Pro

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

Google đưa nội dung trên Google+vào kết quả tìm kiếm



ICTnews - Người dùng Google+ sẽ thấy đường dẫn do bạn bè chia sẻ qua Google+ được đánh dấu trong kết quả tìm kiếm Google.


Theo Giám đốc phụ trách sản phẩm Sagar Kamdar của Google, tính năng này chỉ hoạt động đối với người dùng Google+ đang đăng nhập tài khoản Google. Ông Sagar Kamdar đưa ra ví dụ là nếu trong số những người bạn kết nối qua Google+ có chia sẻ đường link nói về nhà hàng “Uncle Zhou in Queens”, khi bạn đăng nhập tài khoản Google và tìm kiếm với từ khóa “Uncle Zhou in Queens” trên Google, bạn sẽ thấy bên dưới kết quả tìm kiếm dẫn tới liên kết đó có thông báo đã được chia sẻ qua Google+ bởi người nào.



search.jpg
"Andrew Hyatt đã chia sẻ đường dẫn này trên Google+"
Google cũng nhấn mạnh chỉ những bài đăng được công bố mới xuất hiện trong kết quả tìm kiếm để đảm bảo chế độ riêng tư cho người dùng. Việc thêm bài đăng Google+ vào kết quả tìm kiếm khá tiện ích cho người dùng muốn tìm hiểu về những gì mà bạn bè mình cùng quan tâm, xem bình luận của mọi người về vấn đề mình đang tìm kiếm và phát hiện ra những người có cùng sở thích.
Trước đây không lâu, Facebook – đối thủ nặng kí của Google+ -  đã được tích hợp vào công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft. Tuy nhiên, Google+ vẫn có ưu thế khi Google là công cụ tìm kiếm chiếm thị phần cao nhất.
Theo bài đăng trên blog của Google, tính năng mới sẽ hoạt động trong vài ngày tới.
Phạm Duyên
Tổng hợp

Gắn chữ ký số vào email: Không cần thiết?





75275152-Ke_tu_ngay_1-1-201.jpg
Các cơ quan Đảng, Nhà nước cần phải tiên phong triển khai chữ ký số một cách sâu rộng.

ICTnews - Không ít lãnh đạo cơ quan Nhà nước (CQNN) cho rằng không cần thiết phải triển khai ứng dụng chữ ký số trong việc gửi thư điện tử (email). Tuy nhiên, tư duy này cần thay đổi.
Mới có 9,5% tỉnh thành “thức thời”
Tại Việt Nam hiện đang triển khai 2 hệ thống chứng thực chữ ký số (gọi tắt là CA), gồm hệ thống CA công cộng - nơi cấp chứng thư số/chữ ký số cho các giao dịch điện tử giữa cơ quan Chính phủ với người dân, doanh nghiệp (G2C, G2B), và hệ thống CA chuyên dụng - nơi cấp phát chứng thư số cho các giao dịch điện tử giữa các cơ quan Đảng, Chính phủ với nhau (G2G). Trong đó, hệ thống CA chuyên dụng được cấp phát bởi 1 tổ chức duy nhất là Trung tâm Chứng thực điện tử chuyên dùng Chính phủ thuộc Ban cơ yếu Chính phủ, Bộ Nội vụ.
Từ cuối năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 34 về việc tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của CQNN, trong đó yêu cầu Bộ Nội vụ phải phối hợp với Bộ TT&TT và Bộ Công an phát triển kế hoạch ứng dụng hạ tầng khoá công khai (PKI), chữ ký số để bảo đảm bảo mật, xác thực thông tin trong việc sử dụng hệ thống email của các CQNN.
Trên thực tế, Ban Cơ yếu Chính phủ đã rất tích cực thúc đẩy ứng dụng chữ ký số. Trao đổi với phóng viên Bưu điện Việt Nam, một cán bộ của Ban Cơ yếu Chính phủ dẫn chứng, đơn vị này đã tổ chức hội thảo toàn quốc giới thiệu về chữ ký số hồi tháng 10/2010; đã phối hợp với Cục Ứng dụng CNTT Bộ TT&TT gửi các văn bản thông báo về việc ứng dụng chữ ký số tới các CQNN; đưa các thông tin về ứng dụng chữ ký số vào các chương trình CNTT quốc gia...
Một điểm cần nhấn mạnh rằng các CQNN không phải trả phí cho việc ứng dụng chữ ký số chuyên dụng, trong đó có chữ ký số gắn với email trao đổi trong nội bộ CQNN hoặc giữa các CQNN với nhau. Kinh phí để Ban Cơ yếu Chính phủ cấp phát chứng thư số cho các cơ quan Đảng, Nhà nước đang được Nhà nước “chu cấp”.
Thế nhưng theo thống kê vừa được Bộ TT&TT công bố thì đến hết năm 2010, ứng dụng chữ ký số trong việc gửi và nhận văn bản, thư điện tử của các CQNN mới được áp dụng tại khoảng 9,5% tỉnh thành trên cả nước.
Ở khối các cơ quan Bộ, ngành, kết quả cũng rất khiêm tốn, mới chỉ có một vài “gương điển hình” triển khai chứng thư số và phần mềm phục vụ ký xác thực trên hệ thống thư điện tử như Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Văn phòng Chính phủ… Ngay cả Kho bạc Nhà nước được đánh giá là đơn vị tiên phong trong ngành Tài chính ứng dụng thành công chữ ký số trong hệ thống thanh toán điện tử liên kho bạc ngoại tỉnh (từ tháng 5/2006) thì tới năm 2010 vẫn không thể triển khai được việc sử dụng chứng thư số cho hệ thống email và hệ thống chuyển nhận công văn qua mạng.
Cần văn bản pháp lý
Chia sẻ về hiện trạng còn quá ít CQNN sử dụng chữ ký số để gửi email, chuyên gia của Ban Cơ yếu Chính phủ nêu một số lý do như chữ ký số còn mới và chưa có nhiều CQNN biết đến; một số cơ quan đã biết nhưng để triển khai thì còn phải làm nhiều thủ tục như xác định nội dung, lập kế hoạch, dự toán, trình phê duyệt thì mới thực hiện được, trong khi đó, năm 2011, kinh tế vẫn tiếp đà suy giảm khiến các CQNN tiếp tục phải cắt giảm chi tiêu nên có thể chậm triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến này.
Song theo nhận định chủ quan của phóng viên Bưu điện Việt Nam, còn có một nguyên nhân khác đó là các CQNN vẫn chưa nhìn nhận đúng mức về sự cần thiết phải sử dụng chữ ký số khi gửi email.
Tại một cuộc hội thảo về chữ ký số, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử & CNTT, Bộ Công Thương bày tỏ rằng, ở cơ quan mình không có nhu cầu bởi bản chất của chữ ký số là đảm bảo tính an toàn, bảo mật và toàn vẹn thông tin, trong khi đó, các email thường chỉ có nội dung như thông báo lịch họp… không cần thiết phải “nêu cao tinh thần bảo mật”, còn những nội dung có tính “mật” thì theo quy định không được “tự do lưu chuyển” trên môi trường mạng.
Mới đây, lại có thêm một “lực cản” khác làm chậm tiến độ “nhúng” chữ ký số vào email ở các CQNN là các Bộ, ngành đang rất tích cực triển khai hệ thống quản lý điều hành văn bản, trong đó, mỗi cá nhân khi được phân quyền đều đã được gán với tên, chức danh, quyền hạn cụ thể, và theo đánh giá của một số lãnh đạo CNTT chính xác thì khi đó đã đảm bảo tính xác thực định danh của người gửi email, không cần thiết phải có chữ ký số.
Những lý giải nêu trên có thể chấp nhận được ở thời điểm hiện tại, khi môi trường làm việc điện tử liên cơ quan vẫn chưa được thành hình, các CQNN vẫn đang trao đổi công văn theo hình thức giấy tờ truyền thống (có dấu đỏ). Tuy nhiên, trong tương lai, khi hoạt động giao dịch, trao đổi giữa các CQNN được tiến hành trên môi trường điện tử thì việc ứng dụng chữ ký số khi gửi email là điều hết sức cần thiết, nhất là với bối cảnh không gian mạng ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn an ninh rất cao.
Nên chăng cần có một văn bản pháp lý bắt buộc các CQNN phải sử dụng chữ ký số khi gửi thư điện tử.
Các cơ quan Đảng, Nhà nước cần phải tiên phong triển khai chữ ký số một cách sâu rộng. Đặc biệt, các cơ quan Bộ, ngành từ trung ương đến địa phương phải phối hợp với nhau để triển khai ứng dụng chữ ký số trong hoạt động quản lý hành chính công nhằm hướng tới mô hình Chính phủ điện tử.
Ngọc Mai
Nội dung được đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số 96 ra ngày 12/8/11

Nỗ lực phổ cập Internet cho nông thôn: Thành công nối tiếp thành công





trang_5.jpg
Ảnh: Ông Phan Hữu Phong, Giám đốc Ban quản lý Dự án thí điểm Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam (ngoài cùng bên phải) nhận Giải nhất giải thưởng quốc tế dành cho Dự án quản trị nông thôn của eWorld 2011. Ảnh: M.H



ICTnews - Dự án thí điểm "Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam" với tổng kinh phí khoảng 2,18 triệu USD (chủ yếu do Quỹ Bill & Melinda Gates -BMGF tài trợ) được Bộ TT&TT triển khai từ 2009-2011.
Cách thức phổ cập hiệu quả
Dự án thí điểm "Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam" với tổng kinh phí khoảng 2,18 triệu USD (chủ yếu do Quỹ Bill & Melinda Gates -BMGF tài trợ) được Bộ TT&TT triển khai từ 2009-2011. Dự án đã hoàn thành việc cung cấp và lắp đặt thiết bị máy tính, công tác thông tin tuyên truyền về các ứng dụng và lợi ích của việc sử dụng, truy nhập Internet, về chính sách ICT của nhà nước cho nông thôn..., tổ chức các khoá đào tạo tin học và truy cập Internet cho hàng ngàn lượt người dân, cũng như các khóa đào tạo kỹ năng kinh doanh, ứng xử, phục vụ khách hàng cho cán bộ tại 99 điểm truy cập viễn thông công cộng là các Bưu điện Văn hoá xã (BĐVHX), thư viện tỉnh, huyện, thư viện của bệnh viện, trường học và UBND cấp xã tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An và Trà Vinh. Đây là những tỉnh khó khăn, mang tính điển hình đại diện cho 3 vùng Bắc, Trung, Nam của Việt Nam. Dự án thí điểm đã nghiên cứu kỹ và lựa chọn các tỉnh này để triển khai phổ cập Internet, với một trong những mục tiêu hướng tới là từ đó sẽ rút ra các kinh nghiệm hữu ích cho việc thiết kế và triển khai dự án mở rộng trên toàn quốc.
Một trong những thành công của Dự án thí điểm là bổ sung và thay đổi hình thức phục vụ truyền thống và tư duy phục vụ kinh doanh cho các thư viện công cộng và BĐVHX tại các điểm của dự án. Trước khi có Dự án thí điểm, nhiều thư viện chỉ phục vụ đọc, mượn sách báo, và BĐVHX chủ yếu phục vụ các dịch vụ bưu chính nên có rất ít người đến sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, thời gian mở cửa hạn chế, thiếu các dịch vụ thu hút khách hàng... Đến nay, cùng với việc cung cấp hệ thống máy tính hiện đại, truy cập Internet băng rộng, người dân ở 3 tỉnh thuộc vùng dự án được truy cập Internet miễn phí tại các điểm thư viện và một nửa chi phí tại các BĐVHX. Đi đôi với công tác thông tin tuyên truyền và công tác đào tạo cho các cán bộ thư viện, nhân viên BĐVHX và hàng ngàn lượt người dân ở vùng có điểm thí điểm của dự án để họ biết tác dụng to lớn của Internet là “làm giàu thêm cuộc sống”, thì các cán bộ cũng đã có kỹ năng, phương pháp phục vụ người dùng tốt hơn.
Công tác đánh giá tác động ảnh hưởng được tiến hành một cách bài bản, chuyên nghiệp... đã góp phần cho sự thành công của dự án thể hiện qua số lượng người dân tới sử dụng dịch vụ tại thư viện và BĐVHX tại các vùng Dự án thí điểm đã tăng lên liên tục. Số liệu thống kê cho thấy: tại Trà Vinh, số lượng khách hàng đã tăng từ bình quân 5 người/ngày/BĐVHX lên 50 người/ngày/BĐVHX. Tại Thái Nguyên, số lượng khách hàng tăng từ 5 người lên 30 người/ngày/BĐVHX và tại Nghệ An tăng lên 20 người/ngày/BĐVHX. Đồng thời chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh doanh tại các vùng này đã được cải thiện đáng kể, đáp ứng được các tiêu chí và kỳ vọng ban đầu của dự án.
Có thể nói, Dự án đã tạo ra một môi trường thân thiện và nhiều tiện ích, khuyến khích người dân địa phương sử dụng máy tính và dịch vụ Internet công cộng tại các vùng dự án. Bên cạnh đó, Dự án đã hỗ trợ kết nối người dân ở các vùng khác nhau, giảm khoảng cách giữa các vùng nông thôn và thành phố, giữa người giàu và người nghèo. Người dân đã biết áp dụng các thông tin hữu ích tìm được việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống và đạt được các thành công bước đầu. Như nhờ có Internet mà chị Vi Thị Nhang ở xã Mường Nọc, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã nuôi gà có lãi hơn nhiều, và vui hơn nữa là con chị đi cùng mẹ đến điểm BĐVHX để học toán trên mạng và từ học sinh kém trở thành học sinh giỏi toán của lớp. Hay một nông dân người Khơ-me ở ấp Sóc Ớt, xã Ngũ Lạc, tỉnh Trà Vinh đã không còn bị tư thương ép giá do tìm hiểu được thông tin từ Internet. Nhiều bạn học sinh, sinh viên cũng đã sử dụng các tiện ích như “Trường trực tuyến” trên trang Web của dự án www.i4ra.vn để phục vụ cho việc học tập, thi cử và có những bạn tại Nghệ An, Thái Nguyên đã đạt giải Olympic về thi toán trên mạng từ các điểm của dự án...
Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Đức Lai, Trưởng Ban chỉ đạo Dự án thí điểm từng cho biết, đây là dự án liên nhà tài trợ (BMGF, Microsoft), liên Bộ ngành, liên địa phương, liên doanh nghiệp và được triển khai ở các loại hình khác nhau trên nhiều địa bàn khó khăn nên dự án cần có sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ TT&TT, Bộ VH-TT&DL, UBND các tỉnh và sự điều phối chặt chẽ của Ban chỉ đạo dự án, của chuyên gia BMGF. Yêu cầu này đã được thực hiện tốt nên đã giúp Ban quản lý dự án và các đơn vị liên quan triển khai dự án thành công.
Nhân rộng mô hình trên toàn quốc
Từ sự thành công của Dự án thí điểm, Quỹ Bill & Melinda Gates đồng ý tiếp tục tài trợ không hoàn lại cho Việt Nam Dự án mở rộng 5 năm tiếp theo trên địa bàn 40 tỉnh. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành văn bản giao cho Bộ TT&TT triển khai thực hiện dự án này. Với các bài học và kinh nghiệm quý báu của Dự án thí điểm, khả năng thành công của Dự án mở rộng là rất lớn, góp phần giải quyết các vấn đề như: Một là giúp các thư viện công cộng và BĐVHX thay đổi cách thức hoạt động và phục vụ thông qua việc ứng dụng CNTT và phát triển kỹ năng phục vụ, qua đó góp phần đạt được tầm nhìn phát triển của hệ thống thư viện công cộng và BĐVHX. Hai là Dự án sẽ góp phần thúc đẩy giảm bớt sự bất bình đẳng về khoảng cách số giữa các vùng dân cư về việc hưởng lợi từ các thành quả do CNTT và truy nhập Internet mang lại, phù hợp với khẩu hiệu của BMGF là “mọi người đều bình đẳng trong việc hưởng lợi do CNTT mang lại”. Ba là cùng với khẩu hiệu “Máy tính và Internet làm giàu thêm cuộc sống” của mình, dự án cũng sẽ: đáp ứng nhu cầu sử dụng máy tính và truy nhập Internet ngày càng tăng của nhân dân tại vùng nông thôn và vùng khó khăn; giúp cải thiện đời sống cho người dân ở vùng nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm và học nghề phù hợp; mở rộng phạm vi thông tin và dịch vụ chính phủ điện tử tại địa phương và làm gia tăng mức độ tiếp cận của người dân địa phương đối với các dịch vụ này. Qua đó cùng góp sức thực hiện đạt được mục tiêu: “Trong 5 năm tới (2011-2015), hệ thống thư viện công cộng sẽ trở thành trung tâm thông tin, văn hóa, giáo dục hữu ích, thân thiện và bình đẳng, tạo điều kiện cho việc học tập suốt đời của người dân ở địa phương”.
Đối với hệ thống BĐVHX, mục tiêu trong giai đoạn 2011-2015 là hệ thống này sẽ trở thành trung tâm thông tin cộng đồng, là ngôi nhà văn hóa chung cho người dân ở vùng nông thôn, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống kinh tế, văn hoá, tinh thần cho mọi người dân vùng nông thôn.

Thành công của Dự án thí điểm "Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam" vừa được quốc tế công nhận tại Diễn đàn eWorld 2011 tại New Delhi, Ấn Độ ngày 2/8/2011. Những bài học kinh nghiệm về phổ cập Internet cho nông thôn sẽ tiếp tục được Bộ TT&TT nhân rộng ra toàn quốc trong 5 năm tới.
Thế Tùng 
Nội dung được đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số 97 ra ngày 15/8/11

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

Trà xanh C2 : thương hiệu thành công với chiến lược định giá thâm nhập


Cuộc chiến trên thị trường trà xanh Việt Nam hiện nay hứa hẹn rất nhiều kịch tính khi các đại gia nước giải khát đã tham gia vào thị trường này.
URC (Universal Robina Corporation) là một trong những  công ty tiên phong của Philippin với thâm niên 40 năm hoạt động trong lãnh vực kinh doanh sản xuất thực phẩm, đó là một trong những tập đoàn thực phẩm lớn nhất Philippines.
Họ cũng có mặt tại thị trường bánh kẹo của 25 nước và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Mỹ, Italia, Nhật Bản và một số nước Trung Đông. URC hiện đang giữ 30% thị trường khoai tây chiên tại Singapore, 33% tại Malaysia; 28% thị trường bánh xốp tại Thái Lan; và 22% thị trường bánh snack mặn tại Hongkong….
Các sản phẩm có tiếng tăm của URC là bánh snack Jack&Jill, sôcôla Cloud 9 và Nips, kẹo XO và Maxx, mì Payles và Nissin Các sản phẩm của công ty hết sức đa dạng như: bánh snacks, kẹo, bánh biscuits, cà phê hòa tan, mì ăn liền, nước xốt cà chua, mì sợi, ngoài ra còn có cả các lọai kem…
Công ty URC Việt Nam là một công ty trực thuộc tập đoàn URC quốc tế. URC Việt Nam được thành lập và sản xuất bánh kẹo từ 2005 tại Khu công nghiệp Việt - Sing, tỉnh Bình Dương. Ngoài các sản phẩm như bánh, kẹo… thì sản phẩm nổi bật nhất của URC trên thị trường Việt Nam chính là trà xanh C2.
Trà không phải là thức xa lạ với ẩm thực và văn hóa Việt Nam cũng như các nước Á đông khác, nhưng trong cuộc sống hiện đại với nhiều mối lo về sức khỏe và người ta cũng hiểu được những lợi ích của trà xanh, thì vị thế của cây trà mới được đề cao đến thế trong cuộc sống. Vì vậy tốc độ tăng trưởng của mặt hàng nước giải khát trà xanh luôn đạt mức cao (trên 30%/ năm).

Riêng năm qua, mức tăng trưởng đạt đến  97% (trong khi thị trường hàng tiêu dùng nhanh nói chung chỉ tăng trưởng 11% - theo nguồn TNS ). Đây là một mức phát triển mà không có một loại nước giải khát nào đạt được, chứng tỏ nhu cầu của người tiêu dùng đang rất lớn và đây thực sự là một thị trường rất giàu tiềm năng.
Như chúng ta đã biết, đi tiên phong trong thị trường ( First mover) trà xanh là Tân Hiệp Phát Group với sản phẩm trà xanh Không độ. Nên mặc dù là thương hiệu trà xanh số 1 tại thị trường Philipine, nhưng tại thời điềm ra mắt thị trường Việt Nam, C2 dường như rơi vào tình thế bị động vì đến sau, và trà xanh Không Độ khi đó được trợ giúp mạnh mẽ bởi các họat động truyền thông rầm rộ đã nhanh chóng chiếm được thị trường béo bở này.
Mãi đến tháng 9/2008, C2 mới gia tăng nỗ lực marketing thông qua việc quảng cáo trên truyền hình, kết hợp quảng cáo với chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm gia tăng thị phần, nhưng do bị rơi vào thế bị động vì  đến sau và do những chiến lược định vị không hợp lí nên C2 vẫn không thể qua mặt sản phẩm Không độ trên thị trường trà xanh.
Tuy vậy, trà xanh C2 vẫn chiếm một thị phần lớn trong thị trường nước giải khát trà xanh đóng chai và là đối thủ chính của Không Độ. Nguyên nhân thành công này là nhờ C2 đã xây dựng được  kênh phân phối hiệu quả và một chiến lược định giá thâm nhập rất hợp lí.
Định giá thâm nhập (Penetration pricing)  là chiến lược đặt giá ban đầu của một sản phẩm hay dịch vụ thấp hơn giá phổ biến trên thị trường. Các công ty sử dụng chiến lược này với kì vọng sản phẩm của mình sẽ được thị trường chấp nhận rộng rãi hơn. Đó là thị trường của những khách hàng chưa từng mua sản phẩm hoặc những khách hàng trung thành với đối thủ cạnh tranh.
Định giá thâm nhập làm tối đa hoá doanh số bán trên đơn vị sản phẩm và tạo ra doanh thu theo thị phần, nhưng lại làm ảnh hưởng đến tỉ lệ lợi nhuận. Tuy nhiên trong một số trường hợp, lợi nhuận thấp có thể ngăn cản đối thủ cạnh tranh tham gia vào thị trường.

Như phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy  giá cả có tác động mạnh mẽ đến chi tiêu như thế nào, đó thường là tiêu chuẩn quan trọng trong việc mua và lựa chọn của khách hàng.
Trong khi đối thủ cạnh tranh lớn nhất của C2 là trà xanh Không Độ định giá sản phẩm cao hơn khoảng 20% so với giá trung bình của thị trường (7000VNĐ/ Chai 500ml) thì C2 đã chọn cho mình một chiến lược  định giá thâm nhập hợp lí ( 3500đ/ chai 330 ml), nhờ vậy C2 nhanh chóng chiếm được thị phần lớn trong thị trường trà xanh đóng chai Việt Nam.
Cuộc chiến trên thị trường trà xanh Việt Nam hiện nay hứa hẹn rất nhiều kịch tính khi các đại gia nước giải khát (Lipton Pure Green của Pepsi, Wormdearm, Shinki của San Miguel…) đã tham gia vào thị trường này. Nhưng với lợi thế về kênh phân phối và chiến lược giá hợp lí, chắc chắn trà xanh C2 sẽ đứng vững và ngày càng phát triển tại thị trường Việt Nam
Quang Minh  - 

Google Bỏ ra 12,5 tỉ USD để mua lại Motorola Mobility


motorola-google-480.jpg

ICTnews – Bỏ ra 12,5 tỉ USD để mua lại Motorola Mobility, đòn chi "bạo tay" này sẽ mang lại những gì và bổ sung những gì cho tham vọng của Google?
Hôm 15/8, Google tuyên bố sẽ mua lại Motorola Mobility với giá 12,5 tỉ USD. Motorola Mobility đã tách khỏi Motorola vào tháng 1/2011 và hoạt động độc lập. Công ty tập trung hoàn toàn vào các thiết bị di động như smartphone và máy tính bảng, hầu hết chạy hệ điều hành Android của Google.
Google sẽ được gì sau phi vụ mua bán bạo tay trị giá 12,5 tỉ USD này?
Có ngay công ty độc lập Motorola Mobility
Motorola Mobility vốn là mảng Thiết bị di động nằm trong Tập đoàn Motorola. Tháng 1/2011, bộ phận này tách ra khỏi tập đoàn và hoạt động như một công ty độc lập dưới sự lãnh đạo của CEO Sanjay Jha. Motorola trở thành Motorola Solutions.
CEO Sanjay Jha
2.jpg
Sanjay Jha là CEO hiện tại của Motorola Mobility, và trước đây là CEO của mảng di động của Motorola từ 2008. Vào tuần trước, tại Hội nghị Công nghệ và Truyền thông thường niên, khi phát biểu về tương lai của Motorola Mobility, Jha cho biết không có ý định tạo ra một mẫu Windows Phone nào, và thực tế phi vụ Google – Motorola Mobility đã chứng minh điều đó.
Hưởng 3,3 tỉ USD doanh thu quý 2/2011 của Motorola Mobility
Theo báo cáo thu nhập đưa ra ngày 28/7, quý 2 vừa qua Motorola thu được 3,3 tỉ USD doanh thu, tăng 28% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó, 2,4 tỉ USD tới từ lĩnh vực thiết bị điện thoại di động.
Kho bằng sáng chế đồ sộ
6.jpg
Motorola hiện có 17.000 bằng sáng chế, và 7.500 bằng sáng chế khác đang chờ xét duyệt. Theo chuyen gia Ben Bajarin từ trang web tech.opinions, Google đang rất cần những bằng sáng chế này để tăng cường khả năng phòng thủ cho các sản phẩm của mình từ các cuộc tấn công của Apple và Microsoft.
Các thiết bị Android phổ biến nhất
7.jpg
Motorola đã sử dụng Android cho dòng sản phẩm chính của mình từ 2009. Motorola đã xuất xưởng hàng tá các thiết bị chạy Android như Droid X2, Photon 4G, Atrix 4G, và Droid 3. Motorola cũng vừa tung ra máy tính bảng đầu tiên trên thế giới chạy hệ điều hành Honeycomb – Xoom.
3 tỉ USD trong tài khoản ngân hàng
Motorola hiện có 3 tỉ USD trong tài khoản ngân hàng. Và do đó, phi vụ của Google cũng rẻ hơn rất nhiều (9,5 tỉ USD so với 12,5 tỉ USD).
Mảng thiết bị ti-vi phát triển mạnh
9.jpg
Motorola là nhà sản xuất TV box (thiết bị hỗ trợ xem tivi trên máy tính/laptop) hàng đầu thế giới. Điều này mở ra cơ hội trong mơ cho Google khi hãng cũng đang tìm kiếm mở rộng sản phẩm Google TV của mình.
19.000 nhân viên mới
Motorola Mobility hiện có 19.000 nhân viên. Và do đó, Google sẽ có khoảng 30.000 nhân viên, tăng thêm 60%.
Trụ sở của Motorola tại Libertyville, IL.
Motorola Mobility đang đóng đô tại Libertyville, Illinois, ngoại ô Chicago. CEO Jha cùng với Thống đốc bang Illinois tuyên bố trụ sở mới vào tháng 5/2011 sau khi nhận được gói đầu tư của bang.
Các thiết bị khác
10.jpg
Motorola Mobility không chỉ sản xuất ti-vi box, điện thoại, máy tính bảng. Công ty còn sản xuất hàng loạt các thiết bị khác như tai nghe Bluetooth, vỏ máy, sạc… Đây sẽ là lĩnh vực hoàn toàn mới đối với Google



Google mua Motorola, các đại gia di động nói gì?
ICTnews – “Thương vụ này càng khiến cho Nokia củng cố niềm tin vào quyết định đã chọn Windows Phone chứ không phải là Android”, người phát ngôn của hãng di động lớn nhất thế giới nói.

Ngày 15/8, hãng Internet Google đã chính thức công bố việc chi ra tới 12,5 tỷ USD để mua lại công ty di động Motorola (Motorola Mobility). Theo nhiều nguồn tin đáng tin cậy, giá trị của bản hợp đồng này đã lấy đi hơn 1/3 tổng số 35 tỷ USD tiền mặt của mình và điều đó cũng phần nào cho thấy quyết tâm rất lớn của “đại gia tìm kiếm” trong việc chuyển hướng và mở rộng phạm vi kinh doanh của mình trên thị trường di động.
Các đối tác và đối thủ của Google đã phản ứng thế nào với thông tin này?
Google cho biết, họ đã quyết định “gọi” 5 đối tác lớn nhất đang sử dụng nền tảng di động Android của hãng để thông báo trước về thương vụ này. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng tác động của thương vụ Google thâu tóm Motorola di động sẽ bao trùm lên nhiều ngành công nghiệp khác nhau chứ không chỉ riêng “hệ sinh thái Android”. Cũng chính vì vậy, sẽ có nhiều hãng mong Google sớm “nếm trái đắng” nhưng cũng có nhiều hãng tỏ ra rất phấn khích và kỳ vọng với sự kiện này.
Ngay sau khi thông cáo báo chí về vụ mua bán này được tung ra, lần lượt các đại gia di động  như Nokia, HP, Samsung, HTC, Sony Ericsson và LG– những hãng sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất đã có những phát ngôn bày tỏ quan điểm của mình.
Nokia
“Thương vụ này càng củng cố niềm tin của chúng tôi vào những cơ hội tăng trưởng cho mảng smartphone của Nokia với hệ điều hành Windows Phone. Việc Google mua Motorola cũng là chất xúc tác mạnh mẽ đối với hệ sinh thái Windows Phone. Thêm vào đó, bằng tất cả “gia tài” mà chúng tôi có trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Nokia và Microsoft đang hợp tác rất chặt chẽ để xây dựng một hệ sinh thái mới màu mỡ và đầy sức sáng tạo hơn nhằm mang lại những lợi ích to lớn cho khách hàng, cho các nhà mạng, nhà phát triển phần mềm và cả các hãng sản xuất thiết bị khác”.
Có thể thấy, Nokia đang “cười thầm” và cho rằng dưới sức ép của hàng loạt những vụ kiện vừa qua liên quan đến bản quyền sáng chế công nghệ được sử dụng trong hệ điều hành Android nên Google mới phải vội vàng mua lại Motorola Mobility nhằm phần nào bổ sung lực lượng cho cuộc chiến bản quyền để bảo vệ sự phát triển của Android.
Nokia và một số nhà phân tích thị trường di động khác cho rằng, khi Google mua Motorola, một cuộc chiến “huynh đệ tương tàn” giữa Google và nhiều hãng sản xuất di động khác (coi Android là nền tảng chính) sẽ xảy ra. Khi đó, Google sẽ mải mê chăm chút cho “gà nhà” và bỏ rơi các đối tác khác nên viễn cảnh mà Nokia và Microsoft hy vọng sẽ là một cuộc “di cư” ồ ạt của các hãng này, rời bỏ Android chuyển sang sử dụng Windows Phone.
Có điều, Google “ngây thơ” đến thế sao? Và một điều kiện rất quan trọng để cuộc di cư này xảy ra là Windows Phone phải tự hoàn thiện mình trước đã.
GG-Moto.jpg
HP
HP đang nuôi những hy vọng rất to tát với dòng thiết bị sử dụng hệ điều hành webOS mà họ đã mua lại từ Palm thông qua việc tự sản xuất hay cấp phép sử dụng cho những nhà sản xuất thiết bị khác.
Chính vì lẽ này mà thương vụ Google-Motorola sẽ không tác động trực tiếp đến HP hay làm biến động thị trường của họ trong một tương lai gần.
Và HP đã lựa chọn giải pháp thận trọng: “Không bình luận gì”.
Samsung
Là một trong những đối tác lớn nhất của Google và là hãng di động đang rất “phất” với hệ điều hành Android nên sẽ chẳng ai cảm thấy lạ khi thấy Samsung rất kỳ vọng vào thương vụ này.
Ông JK Shin, Chủ tịch của Samsung Mobile toàn cầu đã phát biểu: “Chúng tôi chào đón tin tức này và tin tưởng rằng thương vụ đó thể hiện một cam kết mạnh mẽ hơn nữa của Google trong việc bảo vệ hệ điều hành Android, bảo vệ các đối tác của họ và cả hệ sinh thái mà Google đang xây dựng”.
HTC
Dù thành công hơn cả Samsung nhờ sự phát triển của các dòng smartphone Android nhưng “đại gia di động Đài Loan” HTC hiện cũng là một trong số những người tiên phong trong việc sử dụng hệ điều hành Windows Phone trên sản phẩm của mình do họ vẫn còn một mối liên hệ khá truyền thống với Microsoft.
Khi được hỏi HTC có bình luận gì với phát biểu của Samsung hay không,  ông Peter Chou – CEO của HTC đã khẳng định thương vụ đó không hề ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa HTC và Google: “Chúng tôi ủng hộ việc Google thâu tóm Motorola Mobility và coi đó là một sự phát triển đáng lạc quan đối với hệ sinh thái Android. Sự phát triển này sẽ mang lại lợi ích lớn cho HTC trong việc khuyếch trương các dòng smartphone Android của mình. Mối quan hệ đối tác giữa HTC và Google sẽ vẫn tồn tại mạnh mẽ và không bị ảnh hưởng”.
Sony Ericsson
Bert Nordberg, CEO của liên doanh di động Nhật Bản – Thụy Điển đã có một bình luận rất ngắn ngủi nhưng lại có tác động không nhỏ đến những đối tác, hãng sản xuất di động khác: “Tôi chào mừng sự cam kết mạnh mẽ của Google trong việc bảo vệ hệ điều hành Android và những đối tác của họ”.
LG
Thật lạ và không hiểu ông Jong-Seok Park - Giám đốc LG Mobile và ông Nordberg có “hội ý” với nhau không khi mà phát ngôn của họ giống nhau như đúc: “Tôi chào mừng sự cam kết mạnh mẽ của Google trong việc bảo vệ hệ điều hành Android và những đối tác của họ”.
Trần Du Phong
Tổng hợp

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011

Những điều thú vị của thế giới web


TTO - Cách đây 20 năm, ngài Tim Berners-Lee đã tạo ra trang đầu tiên và xuất bản trên một "mạng" của những siêu liên kết (hyperlinks) có tên gọi: World Wide Web hay W3. Sau 20 năm, Mạng toàn cầu này đã có những bước tiến khổng lồ không tưởng. Sau đây là những "món quà" thú vị mà World Wide Web mang lại cho chúng ta.



Ảnh minh họa: Internet
Những lợi ích mà World Wide Web (WWW) mang lại cho nhân loại đã vượt xa trí tưởng tượng, đè bẹp các điều xấu ở mặt trái của nó. Những công ty Web đã tạo ra hàng triệu việc làm trên toàn cầu, mở ra cho mọi người những ý tưởng và văn hóa khác nhau, kết nối không giới hạn bỏ mặc khoảng cách địa lý. Hơn thế nữa, qua những hoạt động trực tuyến về xã hội, kinh tế và chính trị, thế giới đã trở nên khác biệt hoàn toàn so với hai thập kỷ trước.
Web đã thay đổi cách mà mọi người suy nghĩ và cách mạng hóa thế giới mà chúng ta biết chỉ trong một thời gian ngắn. Từ hàng loạt các dòng điện thoại thông minh (smartphone) hiện đại ra mắt liên tục ngày nay, công nghệ trên nền Web tiếp tục tiến thêm một quãng đường xa hơn nữa. Thật khó đã dự đoán 20 năm tới, Web sẽ như thế nào.
Tin tức có ngay tức thì
Các trang Web như Google hay Bing cung cấp hàng loạt thông tin ngay khi bạn gõ một từ khóa để tìm kiếm thông tin, những gợi ý sẽ giúp ích mở rộng phạm vi tìm kiếm cũng như áp dụng các thủ thuật tìm kiếm sẽ giúp mức độ chính xác tăng lên rất nhiều, không phải tới thư viện và lục tung hàng đống sách. Thông tin là một trong những món quà kỳ diệu nhất mà Web đã tặng cho chúng ta.



Tin tức tiếp cận độc giả nhanh ngay tại thời điểm sự kiện xảy ra ở đầu kia thế giới - Ảnh minh họa: Giao diện Nhịp Sống Số - Tuổi Trẻ Online
Thư viện mở Wikipedia
Mặc dù Wikipedia không phải là một nguồn thông tin hoàn hảo do nội dung của nó được đóng góp từ nhiều nguồn, mở và tự do, nhưng vẫn là một nền tảng kiến thức chung được chia sẻ từ cộng đồng tình nguyện viên.
Đáng tiếc là lượng tình nguyện viên của Wikipedia đang sụt giảm dần theo thời gian.
Mạng xã hội
"Đứa con" của Mark Zuckerberg, mạng xã hội Facebook, đã cách mạng hóa hoàn toàn cách thức giao tiếp. Những cái tên như Twitter, MySpace, Tumblr hay Foursquare cũng góp phần cung cấp thêm một nguồn không giới hạn của sự tương tác giữa mọi người trên thế giới.



Ảnh minh họa: internet
Thư tín điện tử (Email)
Email đã tạo ra một cuộc cách mạng thư tín, không còn phải chờ vài ngày để gửi những bức thư hay thiệp mời, chỉ cần soạn thảo nội dung và nhập địa chỉ người nhận, email sẽ đi nửa vòng trái đất chỉ sau một cú click chuột.
Chia sẻ âm nhạc
Hàng trăm ngàn website chia sẻ âm nhạc cho phép cả thế giới cách thức truy xuất đến mọi thể loại âm nhạc chỉ với một cú click lựa chọn.
Chia sẻ hình ảnh
Hình ảnh chia sẻ với tốc độ rất nhanh qua các dịch vụ Web trực tuyến. Các sự kiện như thiên tai thảm họa hay sự kiện xã hội chính trị được cập nhật nhanh và trực quan nhờ hình ảnh được truyền đi nhanh chóng hơn bao giờ hết qua các dịch vụ Web trực tuyến. Chia sẻ hình ảnh trực tuyến cũng là cách lưu trữ và chia sẻ những khoảnh khắc riêng tư với bạn bè.



Những hình ảnh ngộ nghĩnh này được chia sẻ rất nhiều qua các dịch vụ chia sẻ ảnh trực tuyến
Tin nhắn tức thời
Chương trình tin nhắn tức thời AIM tạo được cơn sốt khi ra mắt vào nhiều năm trước đây và ngày nay, hầu hết các dịch vụ web như webmail Gmail, Hotmail, Yahoo đều tích hợp sẵn chức năng tin nhắn tức thời để người dùng trao đổi trực tiếp với nhau trong thời gian thực, tạo ra hình thức giao tiếp nhanh và dễ dàng ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Những "sao" từ Internet
Web đã mang lại cơ hội "phẳng" cho các tài năng thể hiện. Tila Tequila là một trong nhiều "ngôi sao" có xuất thân từ Web. Cô tỏa sáng từ mạng xã hội MySpace ra đời thực và trở thành một ngôi sao. Ngôi sao "teen" đang gây sốt hiện nay là Justin Bieber cũng được tìm thấy trên YouTube.



Tila Tequila
Mua sắm trực tuyến
Web chứa đựng khối lượng sản phẩm và danh mục hàng hóa lớn hơn bất kỳ khu mua sắm nào trên thế giới. Việc chọn một đôi giày, chiếc áo đi dự tiệc hay một cuốn sách mới dễ dàng hơn bao giờ hết.
Sự chung sức của cả cộng đồng
Sức mạnh của sự đoàn kết chung sức của cộng đồng mạng tạo ra được nhiều điều bất ngờ, thậm chí là một cuộc cách mạng như làn sóng biểu tình phản đối chính phủ tại Ai Cập có được một phần là nhờ sự kết nối thông qua truyền thông xã hội giữa những cư dân mạng ở nước này.



Một buổi hoạt động từ thiện của cộng đồng Ngàn Hạc Giấy - Ảnh: nganhacgiay.net
Ta cũng thấy được những hoạt động tích cực trong thời gian qua mà cộng đồng mạng Việt Nam chung tay xây dựng như cùng tổ chức các ngày tình nguyện, giúp đỡ người nghèo, bệnh nhi hay các buổi sinh hoạt của những nhóm bạn trẻ yêu thích âm nhạc, hội họa... đã tạo ra những nét văn hóa đặc sắc mang màu sắc "mạng". Bên cạnh đó, cái xấu được tố cáo và phản ánh rất nhanh qua những liên kết mà giới truyền thông báo chí xem đây là một nguồn tin mới từ cộng đồng mạng.
Giao dịch trực tuyến
Không cần phải thuê mặt bằng hay đội ngũ nhân viên bán hàng và nhiều thứ khác để tạo lập một cửa hàng trực tuyến, bạn vẫn mua và bán dễ dàng trên những website như eBay.
Hẹn hò trực tuyến



Ảnh minh họa: internet
Rất nhiều người độc thân đã có đôi lứa từ những mối quan hệ trên Internet. Những website hẹn hò trực tuyến cũng ăn nên làm ra với nhu cầu tìm kiếm "một nửa" của hàng triệu cư dân mạng.
Định vị vệ tinh (GPS)
Ngày nay, bạn có thể dễ dàng định vị vị trí của mình qua các dịch vụ trực tuyến như Mapquest hay Google Maps. Một số còn cung cấp thêm các thông tin về những tuyến xe giao thông, đường đi tốt nhất cho hai địa điểm.
THANH TRỰC tổng hợp

Tại sao địa chỉ trang web luôn được bắt đầu với http:// ../ WWW là viết tắt ? Trang web đầu tiên ra đời được đặt tên là gì?

Tại sao địa chỉ trang web luôn được bắt đầu với http://? WWW là viết tắt của cụm từ nào? Trang web đầu tiên ra đời được đặt tên là gì?
Internet đã là một thuật ngữ quen thuộc hàng ngày, nhưng hầu hết chúng ta thường phải đặt ra những câu hỏi như: Tại sao địa chỉ trang web luôn được bắt đầu với http://? www là viết tắt của cụm từ nào? Trang web đầu tiên ra đời được đặt tên là gì? Để trả lời chính xác cho những câu hỏi trên, trước tiên chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về buổi đầu sơ khai của internet.
 
Buổi đầu sơ khai của internet
 
 
Mốc son đầu tiên đánh dấu cho sự ra đời của internet là vào cuối những năm 50 của thế kỷ trước, khi Bộ Quốc Phòng Mỹ đã tài trợ cho chương trình nghiên cứu về một cách thức truyền thông mới. Kết quả nghiên cứu là sự ra đời của mạng ARPA (The Advanced Research Project Agency). Sau đó mạng này tiếp tục được phát triển thành một mạng liên khu vực, gọi là ARPANET (tiền thân của mạng internet).
 
Nhưng mãi đến năm 1974 thì lần đầu tiên thuật ngữ internet mới được sử dụng và phổ biến cho đến tận ngày nay. Cũng từ đó, các dịch vụ trên internet không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một thời kỳ mới: kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet.
 
World Wide Web (WWW) ra đời
 
 
Năm 1989, Tim Berners Lee một kỹ sư tại Trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN) đã lần đầu tiên giới thiệu với thế giới về World Wide Web (WWW) - Linh hồn của Internet. Tới giáng sinh năm 1990, Lee đã sử dụng giao thức truyền tải HTTP (HyperText Transper Protocol) để kết nối giữa các mạng khác nhau. Một năm sau vào ngày 6 tháng 8 Website đầu tiên được ra đời tại địa chỉ http://info.cern.ch/, nó cũng là danh bạ Web đầu tiên trên thế giới.
 
Một điều khá thú vị là người dùng internet thường đồng hóa hai khái niệm Internet và World Wide Web (WWW). Để giải thích cho sự nhầm lẫn này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem bản chất Internet là gì? Và internet, WWW khác nhau như thế nào?
 
Khái niệm Internet
 
 
Có một điều đặc biệt rằng thuật ngữ internet chính là sự kết hợp giữa 2 từ Interconnected (liên kết với nhau) và networks (các mạng). Hiểu một cách đơn giản, Internet chính là một hệ thống thông tin toàn cầu được hình thành từ sự liên kết các mạng nhỏ hơn, kết nối hàng triệu máy tính trên thế giới thông qua cơ sở hạ tầng viễn thông.
 
Hệ thống này truyền thông theo kiểu nối chuyền gói dữ liệu (Packet Switching) và dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Khác hẳn với internet, Web lại là một tập hợp các tài liệu liên kết với nhau bằng các siêu liên kết (hyperlink) và các địa chỉ URL, nó được truy nhập bằng cách sử dụng internet.
 
Internet hoạt động như thế nào?
 
 
Khi người sử dụng kết nối máy tính với Internet, thì máy tính đó sẽ trở thành một phần của mạng đó. Các mạng cho phép bất kì máy tính nào có thể trao đổi thông tin với bất kì máy nào khác trong mạng. Ví dụ như, bạn cần gửi thư điện tử email cho khách hàng Mỹ. Đầu tiên bức thư sẽ chuyển từ máy tính đến nhà cung cấp internet (ISP). Tiếp sau đó ISP này (ví dụ là FPT Telecom) thông qua một tổ chức khác gọi là IAP (VDC - thuộc Tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông VN) để đưa email lên internet.
 
Sau khi lên internet thư của bạn sẽ được gửi tới địa chỉ mà bạn đã chọn khi gửi đi. Toàn bộ quá trình được thực hiện tự động và chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, tùy thuộc vào lưu lượng giao dịch trên internet. Một khi bạn đã kết nối Internet, máy tính của bạn sẽ là một trong số hàng triệu thành viên của mạng khổng lồ này.
 
Trình duyệt Web là gì?
 
 
Trình duyệt Web (Web Browser) là một phần mềm ứng dụng cho phép người sử dụng có thể lướt web một cách dễ dàng và nhanh chóng. Các trình duyệt web đọc định dạng HTML để hiển thị, do vậy một trang web có thể hiển thị khác nhau trên các trình duyệt khác nhau. Trình duyệt web thường giao tiếp với máy chủ web bằng việc sử dụng HTTP để lấy về các trang web. HTTP cho phép các trình duyệt gửi thông tin tới các máy chủ web, cũng như lấy các trang web về.
 
Ngày nay các hãng cung cấp trình duyệt web như Firefox, IE, Google Chrome… đang ngày càng cải tiến công nghệ để cùng cấp cho người dùng một trình duyệt web hoàn hảo nhất.
 
Sự bùng nổ của internet
 
 
Hầu hết chúng ta đều công nhận rằng sự phát minh ra internet là một trong những phát minh vĩ đại nhất của nhân lại trong thế kỷ 20, và là một trong các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của toàn thế giới. Ngày nay số người sử dụng internet đang tăng lên một cách nhanh chóng, cùng với việc công nghệ đang ngày càng hiện đại. Hứa hẹn thế kỷ 21 sẽ là một thế kỷ bùng nổ mạnh mẽ nhất của internet.
 
Tham khảo: BusinessInsider

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

10 ông trùm vẫn thống soái ngành truyền thông tương lai



Công nghệ và nhu cầu thông tin của độc giả sẽ tạo ra những thế lực mới trong ngành truyền thông. Tuy nhiên, 10 thương hiệu dưới đây sẽ giữ vững vị trí của mình trong thập kỷ tới.

1. Thời báo New York (New York Times - NYT)




Tòa soạn Thời báo New York.
Trong thập kỷ tới, NYT có thể không còn đơn thuần là một tờ báo in, nhưng thương hiệu này chắc chắn vẫn tồn tại, đơn giản vì cái tên và những sản phẩm của NYT có giá trị quá cao để có thể biến mất. Cơ cấu của NYT có thể khác, lĩnh vực tin tức có thể bị thu hẹp nhưng với công nghệ và những quyết định đúng đắn, tờ báo này sẽ trở thành một trong những thương hiệu tin tức quan trọng nhất trong thời gian dài.

2. Twitter




Twitter lấy biểu tượng là một chú chim.
Twitter lấy biểu tượng là một chú chim.
Twitter là trang tin thời gian thực mà không công ty nào có thể làm ngơ. Thời gian tới, trang này có thể phục vụ cho việc đọc báo và xem xét các tin thời sự tốt hơn bao giờ hết, hỗ trợ tốt cho tin tức và chứng kiến sự kiện thông qua ảnh và video, bằng chứng là đã có rất nhiều tin xuất hiện trên Twitter đầu tiên, trước tất cả các trang khác.

3. Google




"Gã khổng lồ" tìm kiếm mang tên Google.
Google tiếp tục dẫn dắt thế giới trong việc quản lý, tổ chức và tìm kiếm thông tin. Trang Google News trông có vẻ nhàm chán nhưng lại là một sản phẩm khổng lồ cho lượng độc giả rộng lớn. Trong thập kỷ tới, Google dường như sẽ phát triển thêm cho Google News, ví như kết hợp với mạng xã hội Google+.

4. Facebook




CEO của Facebook
CEO của Facebook, Mark Zuckerberg.
Những phản hồi trên trang Facebook trở thành một trong những nền tảng cung cấp thông tin quan trọng nhất trên thế giới, và điều này sẽ tiếp tục phát triển, đặc biệt cho các tin tức mang tính địa phương khi các phương tiện truyền thông cơ sở trở nên nhạt nhòa.

5. Univision




CEO của Univision
CEO Randy Falco của Univision
Mạng và tin tức trên TV địa phương sẽ thay đổi rõ rệt trong thập kỷ tới. Nhưng Univision sẽ tiếp tục tồn tại và mở rộng quy mô cũng như tầm ảnh hưởng của mình khi lượng người nói tiếng Tây Ban Nha tại Mỹ ngày càng tăng, một điều kiện vô cùng thuận lợi để hãng tin này phát triển.

6. Bloomberg




CEO của Bloomberg
CEO Michael Bloomberg của Bloomberg, hiện đang giữ chức Thị trưởng New York
Trang tin chuyên tài chính sẽ không đánh mất vị trí của mình khi họ vẫn tiếp tục viết về chuyên ngành này tốt hơn bất kỳ một công ty truyền thông nào khác. Việc Bloomberg phải làm bây giờ chỉ là đảm bảo vị trí hàng đầu của mình lúc này và đưa tin càng nhanh càng tốt.

7. Al Jazeera




"Căn cứ tin tức" Al Jazeera.
Hầu hết người Mỹ vẫn chưa thể thăm quan tổng hành dinh của Al Jazeera tại Qatar dù họ có muốn đi chăng nữa. Trung Đông sẽ không biến mất khi còn đóng vai trò tối quan trọng trong các tin tức về xung đột cũng như phát triển. Tầm ảnh hưởng của hãng tin Al Jazeera cũng lớn như quy mô của họ sẽ còn tiếp tục được mở rộng, đặc biệt khi TV internet đang trở thành hiện thực.

8. Yahoo




Bên ngoài tổng hành dinh của Yahoo.
Bên ngoài tổng hành dinh của Yahoo.
Yahoo vẫn đang là một trong những cổng thông tin lớn nhất thế giới, và sẽ tiếp tục giữ vai trò thương hiệu tin tức quan trọng. Gần đây, đối thủ của Yahoo là AOL bộc lộ tham vọng lớn hơn nhằm tạo ra và nắm giữ những nhãn hiệu tốt hơn, nhưng Yahoo có vẻ chưa bị tác động. Thập kỷ tới sẽ rất thú vị khi Yahoo có thể dần mờ nhạt do lượng người dùng dịch vụ tìm kiếm và email của họ thay đổi nhưng một điều chắc chắn đây vẫn là nơi hàng triệu người cập nhật tin tức.

9. CNN




Ảnh chụp màn hình trang tin CNN.
CNN không thực sự nắm giữ cái "nhất" nào trong ngành truyền thông tin tức, nhưng họ luôn ổn định, dễ tiếp cận và luôn luôn đáng tin. Đối với hàng triệu người trên thế giới, đó là những tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn tin tức. Cái tên CNN đồng nghĩa với chất lượng tin tức được đánh giá cao và trong tương lai mọi chuyện sẽ vẫn như vậy.

10. Politico




Ảnh chụp màn hình trang tin Politico.
Có thể trong thập kỷ tới tờ Washington không còn ra các ấn phẩm báo in, nhưng Politico vẫn khẳng định mình là tên tuổi quyền lực trong ngành truyền thông.
Anh Quân (theo Business Insider)