Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

10 thương hiệu đắt giá nhất hành tinh

Cac thuong hieu dat gia nhat the gioi

Thương hiệu Apple từ bậc 20 năm ngoái vọt lên vị trí số 8 của năm nay.
Hãng nghiên cứu tài chính BrandFinance mới đây đã công bố bảng xếp hạng 500 thương hiệu giá trị nhất trên thế giới. Trong đó, thương hiệu Google từ vị trí thứ hai năm ngoái vượt lên dẫn đầu, với giá trị đạt hơn 44,29 tỷ USD, tăng 8,1 tỷ so với mức xếp hạng của năm 2010.

Với kết quả này, "gã tìm kiếm trực tuyến khổng lồ" Google đã vượt qua các đại gia khác như Microsoft hay Apple để trở thành thương hiệu có giá trị nhất thế giới. Theo BrandFinance, thương hiệu của Google được đánh giá cao vì các dịch vụ của hãng được nhiều người sử dụng.

Kết quả xếp hạng giá trị thương hiệu của BrandFinance được công bố dựa trên tình hình tài chính và thu nhập của các công ty. Số liệu mà BrandFinance sử dụng để sắp xếp thứ hạng các thương hiệu của năm 2011 được tính đến hết ngày 31/21/2010.

Đáng chú ý trong xếp hạng năm nay, hãng phần mềm lớn nhất thế giới, Microsoft, từ vị trí thứ 5 của năm ngoái vượt lên thứ hạng 2, với giá trị thương hiệu đạt 42,8 tỷ USD. Hãng bán lẻ Wal-Mart tụt xuống bậc 3 từ hạng 1 của năm ngoái.

Dưới đây là xếp hạng 10 thương hiệu giá trị nhất:

1. Google:


Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 2
Giá trị thương hiệu năm 2011: 44,294 tỷ USD
Giá trị thương hiệu năm 2010: 36,191 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 143,016 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 159,970 tỷ USD

2. Microsoft


Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 5
Giá trị thương hiệu năm 2011: 42,805 tỷ USD
Giá trị thương hiệu năm 2010: 33,605 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 165,724 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 199,989 tỷ USD

3. Wal-Mart


Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 1
Giá trị thương hiệu năm 2011: 36,220 tỷ USD
Giá trị thương hiệu năm 2010: 341,365 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 154,324 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 190,803 tỷ USD

4. IBM


Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 4
Giá trị thương hiệu năm 2011: 36,157 tỷ USD
Giá trị thương hiệu năm 2010: 33,706 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 189,717 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 180,027 tỷ USD

5. Vodafone


Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 7
Giá trị thương hiệu năm 2011: 30,674 tỷ USD
Giá trị thương hiệu năm 2010: 28,995 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 192,455 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 178,603 tỷ USD

6. Bank of America


Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 12
Giá trị thương hiệu năm 2011: 30,619 tỷ USD
Giá trị thương hiệu năm 2010: 26,074 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 120,195 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 111,754 tỷ USD

7. GE

Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 6
Giá trị thương hiệu năm 2011: 30,504 tỷ USD
Giá trị thương hiệu năm 2010: 31,909 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 475,066 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 528,712 tỷ USD

8. Apple


Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 20
Giá trị thương hiệu năm 2011: 29,543 tỷ USD
Giá trị thương hiệu năm 2010: 19,829 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 244,381 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 156,416 tỷ USD

9. Wells Fargo


Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 15
Giá trị thương hiệu năm 2011: 28,944 tỷ USD
Giá trị thương hiệu năm 2010: 21,916 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 136,069 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 131,225 tỷ USD

10. AT&T


Xếp hạng thương hiệu năm 2010: 11
Giá trị thương hiệu năm 2011: 28,884 tỷ USD
Giá trị thương hiệu năm 2010: 26,585 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2011: 235,987 tỷ USD
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2010: 229,792 tỷ USD

(Theo VNeconomy)

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

Chữ ký số: Có thị trường nhưng còn băn khoăn

picture
Nếu thay chữ ký số cho toàn bộ chữ ký thông thường hiện nay thì sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí về in ấn, đi lại, nâng cao hiệu quả quản lý công văn giấy tờ.


Dịch vụ chữ ký số đã được cung cấp ra thị trường, nhưng nhiều doanh nghiệp có nhu cầu và tiềm năng sử dụng lớn như ngân hàng, chứng khoán còn băn khoăn về phương thức sử dụng và mức độ đảm bảo.

Cuối tuần trước, tại hội thảo "Chữ ký số với các tổ chức tài chính" do Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) tổ chức, đại diện nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán cho rằng, hiện tại và trong những năm tới, doanh nghiệp đều có nhu cầu lớn về sử dụng chữ ký số. 

Bởi lẽ, nếu thay chữ ký số cho toàn bộ chữ ký thông thường hiện nay, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí in ấn, đi lại, nâng cao hiệu quả quản lý công văn giấy tờ và góp phần thúc đẩy phát triển hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Bắt đầu có thị trường

Ông Lê Ngọc Đức, Giám đốc VDC cho biết, sau hơn một năm cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng ra thị trường, đến thời điểm hiện tại, công ty đã triển khai được nhiều dự án lớn, như tích hợp chữ ký số vào giao dịch khai thuế điện tử cho hơn 10.000 doanh nghiệp; tích hợp chữ ký số vào giao dịch hải quan điện tử cho hơn 300 doanh nghiệp.

Ngoài các doanh nghiệp khai thuế điện tử và giao dịch hải quan, theo ông Đức, nhóm công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, chứng khoán đang và sẽ là "mảnh đất màu mỡ" của các đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số. 

Vì đối với nhóm khách hàng này, mức độ và tần suất thực hiện giao dịch được tính theo ngày và theo giờ, trong khi số lượng các công ty chứng khoán, ngân hàng là rất lớn, đặc biệt là ngân hàng với hệ thống các chi nhánh tỏa rộng khắp cả nước. 

Tuy vậy, VDC cũng mới chỉ khai thác được ở một số công ty chứng khoán, ngân hàng lớn như Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, Sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM, ngân hàng IVB và Ngân hàng Việt Nga.

Ông Ngô Tuấn Anh, Giám đốc Bkav Telecom, một trong 5 đơn vị đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng phân tích, chỉ tính riêng dịch vụ kê khai thuế thu nhập cá nhân cũng có khoảng 18 triệu khách hàng cần sử dụng chữ ký số và khoảng 300.000 khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng Internet.

Trước nhu cầu và tiềm năng về dịch vụ chữ ký số, đồng thời để "chạy trước" kiếm tìm, xây dựng thị phần cho mình, Bkav Telecom và một số công ty được cung cấp dịch vụ chữ ký số đã và đang tăng cường số vốn đầu tư phát triển hệ thống dịch vụ, đồng thời thực hiện đẩy mạnh giới thiệu, tiếp thị về sản phầm dịch vụ chữ ký số của mình ra tới các doanh nghiệp.

"Trong tương lai, gần như bắt buộc các cá nhân và doanh nghiệp phải sử dụng các dịch vụ công trực tuyến như khai báo và nộp thuế qua mạng, khai báo hải quan điện tử hay sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến để thích ứng với xu thế, vì thế, dịch vụ chữ ký số sẽ có nhiều tiềm năng phát triển", ông Ngô Tuấn Anh nhận định. 

Nhưng vẫn còn băn khoăn

Thực tế, quy trình và thủ tục đăng ký, sử dụng chữ ký số khá đơn giản. Các đơn vị có nhu cầu chỉ cần đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ, điền vào mẫu và cung cấp các giấy tờ như bản sao đăng ký kinh doanh (với doanh nghiệp) hoặc chứng minh thư nhân dân (với cá nhân). 

Sau khi đăng ký, nhà cung cấp sẽ cấp cho chứng thư số và khóa bí mật để tạo chữ ký số, được lưu trong thiết bị ký số chuyên dụng, ví dụ như USB Token hoặc Smartcard, thế là có thể sử dụng được. 

Mặc dù vậy, đại diện nhiều ngân hàng, công ty chứng khoán cùng chia sẻ, băn khoăn lớn nhất mà doanh nghiệp vẫn còn "lưỡng lự", hạn chế sử dụng chữ ký số là lo ngại các yếu tố bí mật, xác thực, nhất quán và không chối bỏ cho các  giao dịch điện tử, trong đó yếu tố xác thực trong chữ ký số liệu có được bảo đảm hay không? Hoặc khi có tranh chấp giữa các chữ ký số về mặt pháp lý thì giải quyết như thế nào? 

Ông Lê Ngọc Đức lý giải, bản thân chữ ký số có đặc điểm là không thể giả mạo, chứng thực nguồn gốc xuất xứ, các quốc gia phát triển cũng đã sử dụng chứng thực số như một bằng chứng pháp lý từ rất sớm. Hơn nữa, các doanh nghiệp khi cung cấp dịch vụ chữ ký số cũng đều có những cam kết sẽ chịu trách nhiệm về tính chất xác thực, bí mật và mức độ nhất quán về chữ ký số đối với các đơn vị, cá nhân sử dụng dịch vụ. 

Tuy nhiên, theo ông Đức, trước mắt, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng chữ ký số cần xác định chiến lược ứng dụng tổng thể, chia thành các giai đoạn, xác định rõ phạm vi ứng dụng, quy mô triển khai, ngân sách đầu tư và các chiến lược cho ứng dụng chữ ký số. 

Ngoài ra, do các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ, vấn đề về pháp lý, kinh nghiệm triển khai là rất quan trọng, nên ban đầu, doanh nghiệp ứng dụng có thể triển khai thí điểm ở quy mô nhỏ để rút kinh nghiệm, sau đó mới tiến tới triển khai trên quy mô rộng.

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

Hoàn tất việc khôi phục sự cố đứt cáp quang AAG

AAG.jpg
Hoàn tất việc khôi phục sự cố AAG
ICTnews- Sáng nay (28/3), tuyến cáp quang biển AAG (Asia America Gateway) chính thức hoạt động bình thường trở lại sau sự cố bị đứt hồi đầu tháng.
Bài liên quan:
>> VNPT: Internet quốc tế sẽ thông suốt sau 28/3
Theo đó, dung lượng băng thông quốc tế của các nhà cung cấp dịch vụ Internet sử dụng tuyến tuyến cáp quang AAG như FPT Telecom, VDC/VNPT, Viettel và SPT đều được khôi phục đầy đủ.
Ngày 8/3/2011, toàn bộ nhánh cáp biển đi vào Việt Nam nằm tại khu vực Vũng Tàu bị ngắt kết nối do sự cố cáp ngầm dưới biển, ảnh hưởng đến một số nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong nước có dung lượng khai thác trên tuyến cáp này. Ngay sau khi sự cố xảy ra, FPT Telecom, VDC/VNPT, Viettel và SPT đã nhanh chóng bổ sung và chuyển bớt một phần dung lượng bị thiếu hụt do đứt cáp quang biển AAG sang hệ thống dự phòng để giảm thiểu ảnh hưởng đến khách hàng trong việc liên lạc, trao đổi thông tin đi quốc tế (các dịch vụ truy cập Internet trong nước không bị ảnh hưởng).
Dự án cáp quang biển AAG được khởi công tháng 4/2007, tổng vốn đầu tư khoảng 560 triệu USD với chiều dài gần 20.000 km, bắt đầu từ Malaysia (TM) và kết cuối tại Mỹ (AT&T). AAG có các điểm cập bờ tại Mersing (Malaysia), Changi (Singapore), Sri Racha (Thái Lan), Tungku (Brunay), Vũng Tàu (Việt Nam), Currimao (Philippinnes), South Lantau (Hong Kong), Guam (Mỹ), Hawaii (Mỹ)...
Nhánh cáp rẽ vào Việt Nam nằm trong đoạn S1 có chiều dài 314 km, cập bờ tại Vũng Tàu và chính thức hoạt động từ tháng 11/2009. Hiện tại, AAG là tuyến cáp quang đầu tiên và duy nhất kết nối trực tiếp lưu lượng từ khu vực Đông Nam Á đến Mỹ.
TP

Những yếu tố quyết định những sản phẩm hoặc dịch vụ bán trên mạng

Sử dụng những câu độc đáo để mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ. Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể được xác định hoặc mô tả bằng những câu độc đáo, nó sẽ nổi bật hơn trên Internet vì nó sẽ dễ được tìm thấy bằng sự trợ giúp của các công cụ tìm kiếm. Một việc quan trọng nữa là bạn đề cập tới sản phẩm hoặc dịch vụ của mình bằng sự kết hợp các cụm từ mà các công cụ tìm kiếm nhiều khả năng sử dụng khi tìm kiếm cho loại sản phẩm của bạn và đảm bảo rằng những cụm từ này xuất hiện với độ thường xuyên nhất định trên các trang web mà bạn đã yêu cầu các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục.
Đưa ra giá cạnh tranh. Do Internet giúp các khách hàng so sánh các giá cả cho những hàng hoá giống hệt nhau, mặt hàng có giá thấp nhất sẽ bán bán chạy nhất. Cũng vậy, cho tất cả các sản phẩm, giá trực tuyến có thể cần phải thấp hơn giá trong cửa hàng để tạo động lực nhằm vượt qua sự thiếu tin tưởng vào các nhà bán lẻ trực tuyến của người mua, một phần do không có sự trao đổi cá nhân trong giao dịch, và để đền bù cho việc khách hàng không thể “mang sản phẩm theo họ”.
Yếu tố tiếp xúc. Người tiêu dùng vẫn muốn sờ, nhìn, ngửi, thử, hoặc nói chuyện với ai đó về  sản phẩm trước khi mua. Những người bán sẽ để sẵn nhiều sản phẩm của họ ở các cửa hàng bán lẻ hoặc các địa điểm khác, nơi người tiêu dùng có thể “sờ” chúng trước khi họ trở lại Internet và thực hiện việc mua.
Sự đồng nhất của sản phẩm. Những hàng hoá được sản xuất hàng loạt thì dễ bán trực tuyến hơn các sản phẩm thủ công hoặc làm theo yêu cầu. Hàng hoá đại trà có độ ổn định cao hơn về các đặc tính, có chi phí sản xuất dễ hoạch toán, và thường được người tiêu dùng biết tới nhiều hơn.
Những nhu cầu không gấp gáp. Người tiêu dùng thường có xu hướng đặt mua trực tuyến với những hàng hoá không cần ngay hơn là những hàng hoá mà họ cần ngay lập tức. Những nhà sản xuất có thể làm việc với những kế hoạch lập sẵn về sản xuất, vận chuyển và giao hàng  cũng có xu hướng sử dụng Internet cho mục đích mua hàng của họ.
Sự hiểu biết của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Quan niệm chung là thương mại B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) trên Internet sẽ tăng nhanh hơn việc người tiêu dùng mua hàng từ các công ty thương mại điện tử (ngoại lệ là những công ty lớn nhất loại này, như Amazon, Autobytel, CD Now và Dell). Lý do là, không như nhiều người tiêu dùng, các doanh nghiệp quen với các đặc điểm của các sản phẩm họ cần và do đó thoải mái hơn với việc đặt hàng qua mạng.
Những sản phẩm thường được mua. Những sản phẩm đã tiêu chuẩn hoá được mua thường xuyên (tạp phẩm, quần áo trẻ em, văn phòng phẩm, sách, v.v...) đã quen thuộc với người tiêu dùng và do đó dễ để họ mua qua Internet hơn. Cách mua này sẽ giúp họ tiết kiệm thời gian và giải phóng họ khỏi sự nhàm chán của việc mua hàng lặp đi lặp lại.

Những sản phẩm nào thường được tìm mua trên mạng

Forrester Research (1998) đã chia thị trường bán lẻ trực tuyến thành ba: các vật dụng tiện ích, các hàng hoá bổ sung và các dịch vụ, hàng hoá liên quan tới nghiên cứu. Các vật dụng tiện ích là những thứ như sách, nhạc, quần áo và hoa. Sự đa dạng của sản phẩm, vận chuyển dễ dàng và khuyến mại bán lẻ với cường độ cao sẽ làm tăng sự phổ biến của việc bán trực tuyến của những loại hàng hoá này. Hàng hoá bổ sung được mua thường xuyên nhất là hàng tạp hoá và các vật dụng chăm sóc cá nhân. Chi phí dành cho chúng là khiêm tốn nhưng chúng rất cần thiết hàng ngày. Bị cản trở do thiếu một hệ thống phân phối khả thi và chậm chạp trong ứng dụng thương mại điện tử của người tiêu dùng, thị trường này được dự báo sẽ chỉ tăng trưởng trong phạm vi những loại thực phẩm chuyên dụng hoặc các sản phẩm y tế. Các dịch vụ và hàng hoá liên quan tới nghiên cứu có chi phí cao hơn nhiều so với hai loại kia và là được lên kế hoạch mua dựa trên thông tin; chúng bao gồm: vé máy bay, máy tính và xe hơi. Việc tìm kiếm thông tin trực tuyến và bán hàng trong nhóm này được kỳ vọng sẽ tăng đáng kể.
Người tiêu dùng mua gì qua mạng
-          Các sản phẩm liên quan tới máy tính
-          Sách
-          CD
-          Đồ điện tử tiêu dùng
-          Du lịch
-          Phim, video
-          Đăng ký dài hạn các ấn phẩm trực tuyến
Nguồn: Ernst and Young, Nghiên cứu về mua sắm trên Internet (1998)
Người ta dự đoán rằng những khu vực tăng trưởng chính trong thương mại điện tử sẽ là ngành truyền thông và giải trí toàn cầu, du lịch (bao gồm khách sạn và hàng không), các dịch vụ chuyên nghiệp và tài chính, bảo hiểm và bán lẻ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những yếu tố liên quan tới thành công của sản phẩm bao gồm thương hiệu mạnh, sản phẩm độc đáo và giá cạnh tranh trên mạng.
Cần lưu ý rằng chưa có đủ nghiên cứu được thực hiện dựa trên tâm lý người tiêu dùng trực tuyến để quyết định tại sao một số phân đoạn người tiêu dùng và doanh nghiệp mua các sản phẩm và dịch vụ và tại sao họ không làm vậy. Vào tháng Bảy năm 1998, Đại học Wayne ở Detroit, Michigan khảo sát 113 công ty. Khoảng 87% chỉ ra rằng họ chưa mua một sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến nào trong vòng 6 tháng qua. Có vẻ như sự ngần ngại của người tiêu dùng và, ở một khía cạnh ít hơn, của các doanh nghiệp, trong việc tìm kiếm hoặc mua các sản phẩm và dịch vụ trực tuyến, vượt xa những lo ngại về sự an toàn trong các giao dịch tài chính. Có một số nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu những yếu tố này là gì.
Một câu hỏi thú vị là mức độ có thể thay đổi những thói quen mua hàng của người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Có lẽ các doanh nghiệp dễ thay đổi hơn để có thể giảm chi phí, nâng cao tiến độ giao hàng, liên lạc với các nhà cung cấp, và đơn giản là đạt được hiệu quả trong việc đặt hàng, chuyển hàng và giao hàng. Hơn nữa, mức độ mua hàng giữa các doanh nghiệp với nhau  có thể cao hơn  vì nó hoàn toàn khác với kinh nghiệm  mua sắm cá nhân truyền thống. Rất cần đặt câu hỏi rằng nó có trái với ý muốn tự nhiên của người tiêu dùng muốn lang thang trong những khu mua sắm lớn, các cửa hàng ở khu trung tâm thành phố, khu thương mại, các cửa hàng tạp hoá, hay họ sẽ thích mua sắm trực tuyến để có thể dành nhiều thời gian hơn cho những việc khác như thể thao hay gia đình.

Trực tuyến: Blog, Mạng xã hội và kỳ vọng của người dùng

mxh2.jpg
Trực tuyến: Blog, Mạng xã hội và kỳ vọng của người dùng
ICTnews - Chương trình giao lưu trực tuyến “Nhân vật - sự kiện thông tin và truyền thông” tháng 3 với chủ đề “Blog, mạng xã hội và những kỳ vọng của người dùng”.
Một bàn tròn thảo luận với những trao đổi sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm về mạng xã hội tại Việt Nam. Một góc nhìn với những câu chuyện thú vị xung quanh thế giới mạng gắn liền với cộng đồng đa kết nối tại nước ta.
Chương trình Nhân vật - sự kiện thông tin và truyền thông tháng 3 với chủ đề “Blog, mạng xã hội và những kỳ vọng của người dùng” với sự có mặt của các vị khách mời: Ông Đàm Đức Anh – GĐ truyền thông Yahoo!Việt Nam; ông Phan Sào Nam, lãnh đạo Go.vn và ông Vương Quang Khải – Phó TGĐ VNG sẽ mang đến cho khán giả truyền hình và độc giả trực tuyến những cái nhìn đa chiều về Blog và mạng xã hội tại Việt Nam.
Chương trình đang được truyền hình trực tiếp từ lúc 9h00 đến 11h00 trên Kênh VTC2, VTC HD3 – Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, đồng thời trực tuyến trên các báo điện tử ICTnews (Báo Bưu điện VN), VTC News, Vietnamnet, VnMedia và trang tin điện tử Bộ TT & TT.
Nội dung chính của chương trình
Phạm Minh Phương (Nam, 18 tuổi): Go online đã dự định là mạng của các loại mạng, đến nay câu chuyện này đã phát triển như thế nào rồi, thưa ông?     
 
-Ông Phan Sào Nam: Nếu chúng ta phân tích rõ hơn về khái niệm  mạng xã hội thì mục tiêu đơn giản của mạng xã hội là nơi  tập hợp của cộng đồng. Với Go.vn có 1 cộng đồng 3 triệu người dùng. Vì vậy,  có rất nhiều thông tin để trao đổi với nhau
 
MC: Vây còn mạng Yahoo với những con số của yahoo 360 trước đây và 360 Plus hiện tại , thưa ông Đàm Đức Anh?
 
-Ông Đàm Đức Anh: Chúng ta đều thấy 360 đã có số lượng người dùng lớn với 2 triệu người dùng, nhưng rất ngạc nhiên là 360 Plus hiện nay có tới hơn 5 triệu người dùng một năm.
 
Hải Thắng, Nam - 20: Mạng xã hội Go.vn là  một mạng xã hội thuần việt nhưng lại có cái tên là Go – một tên tiếng Anh. Ông Phan Sào Nam có thể lý giải đôi chút về điều này?       
 
-Ông Phan Sào Nam: Mạng xã hội chỉ là một phần của Go.vn. Go và Online đều là những từ phổ biến. Định hướng phát triển Go.vn với 3 nội dung
 
+ Giáo dục
 
+ Giao tiếp
 
+ Giải trí
 
MC: Go đã chính thức cán mốc 3 triệu thành viên và chính thức sử dụng tên miền 2 ký tự Go.VN. So với mục tiêu ban đầu đặt ra thì đến thời điểm này, còn mục tiêu nào mà Go vẫn đang dở dang chưa thể thực hiện được, thưa ông?
-Ông Phan Sào Nam: Chúng tôi xác định đây là cuộc chiến trường kỳ có rất nhiều thứ thay đổi trong thời đại CNTT Internet. Ngưỡng 3 triệu người dùng của Go.vn  đạt vào tháng 2/2011, đây là cột mốc đáng nhớ. Bản thân sản phẩm Go.vn phải thay đổi nhiều.
Truc-tuyen.jpg
Các vị khách mời tại trường quay VTC. (Ảnh: VTC News)

MC: Bức tranh mạng xã hội Việt Nam liệu vẫn còn là một bức tranh dang dở?         
 
-Ông Đàm Đức Anh: Xu thế thế giới số thay đổi không ngừng, luôn biến đổi, ngày hôm nay chúng ta ngồi đây chúng ta có sản phẩm này, ngày mai lại có sản phẩm khác yêu thích hơn. Nếu doanh nghiệp không cải tiến nâng cao sản phẩm của mình, doanh nghiệp đó sẽ bị bỏ lại đằng sau.
 
Trong bức tranh toàn cảnh của mạng xã hội Việt Nam, Yahoo tiếp tục hoàn thiện và thời gian sẽ nói lên tất cả.
 
Phạm Trung Dũng, Nam – 27 tuổi: Các ông đánh giá sao về việc Việt Nam hiện có khá nhiều các mạng xã hội? Liệu Việt Nam có cần nhiều mạng xã hội như thế không?   
 
-Ông Đàm Đức Anh: Việc mà có nhiều mạng xã hội là điều đáng mừng, người dùng có nhiều lựa chọn hơn và bản thân các nhà cung cấp cũng phải cạnh tranh với đối thủ của mình, tiện ích và cách thức giao tiếp sẽ được nâng cao để mang đến những trải nghiệm cho người dùng.
 
MC: Cũng nhân ý hỏi của khán giả Phạm Trung Dũng, tôi muốn hỏi ông Phan Sào Nam là để có một mạng xã hội hoàn chỉnh đúng nghĩa thì cần những tiêu chí như thế nào? Và một mạng xã hội mang tính bản địa cao như Go Online thì còn cần những điều gì đặc biệt hơn nữa, thưa ông?   
 
-Ông Phan Sào Nam: Câu trả lời nằm ở người dùng. Họ là người quyết định số lượng mạng xã hội. Không có định nghĩa nào về chuẩn mực của mạng xã hội nhưng cần phải đáp ứng nhu cầu người dùng và tạo điều kiện cho người dùng liên kết với nhau. Go.vn cố gắng cung cấp cho người dùng những dịch vụ tốt nhất và Go.vn hướng  vào giáo dục, giải trí.
 
“Trên diễn đàn GameK có người nói rằng, Zing Me dùng tiểu xảo kích view để tạo ra con số ảo về lượng thành viên và lượng truy cập còn Go Online ép game thủ làm thành viên. Điều này có đúng không?           
 
-Ông Phan Sào Nam: Go Online không ép game thủ làm thành viên, chắc chắn không ép. VTC cung cấp rất nhiều dịch vụ về game và số tài khoản đăng ký là 5 triệu tài khoản, 13 triệu khách hàng sử dụng hàng tháng
 
Tuy nhiên thực tế mới chỉ có 3 triệu người sử dụng thường xuyên
 
Hoàng Tuấn, Nam - 22: Yahoo đã đóng cửa blog cũ, thì có mở blog mới hay không? Phải chăng Yahoo không còn theo đuổi dịch vụ blog nữa? 
 
-Ông Đàm Đức Anh: Câu hỏi này khá thú vị, bạn đã thể hiện sự quan tâm tới sản phẩm trước đây của Yahoo đó là 360, có lẽ tôi cũng xin chia sẻ lại về con số Yahoo đóng cửa 360 khi đó số thành viên là 2 triệu, và đến khi 360 Plus ra đời thì hiện nay tổng số thành viên sử dụng là 5,6 triệu, điều này cũng gây ngạc nhiên với chúng tôi là những nhà cung cấp dịch vụ, đấy là tín hiệu rất đáng mừng. Chính vì vậy, yahoo tiếp tục lắng nghe ý kiến của người dùng và tiếp tục hoàn thiện hơn.                             

MC: Đã có sự cạnh tranh mạng xã hội nội và ngoại phải không?
 
-Ông Vương Quang Khải: Trong 1 thị trường có sự cạnh tranh nhất định, mỗi mạng xã hội phụ thuộc vào sự đầu tư khác nhau.
- Ông Phan Sào Nam: Có sự cạnh tranh quyết liệt từ các mạng xã hội và trong tương lai: Sự cạnh tranh sẽ tiếp tục quyết liệt. Các doanh nghiệp cần có thêm sự nỗ lực để giành giật khách hàng.
-Ông Đàm Đức Anh: Có lẽ chúng ta nhớ lại hình ảnh vườn Địa Đàng để liên tưởng đến mạng xã hội, khi chỉ có Adam và Eva thì tình yêu của Eva chỉ dành riêng cho Adam mà thôi.
Tuy nhiên, sau này khi có nhiều người đàn ông khác thì Eva có nhiều sự lựa chọn hơn. Chúng ta có thể nhìn vào bức tranh toàn cảnh của mạng xã hội Việt Nam cũng vậy, người dùng có nhiều lựa chọn hơn và những chàng Adam đó phải cạnh tranh với nhau để có được tình cảm của Eva, nhưng như thế dịch vụ sẽ phải tốt hơn để chiếm được cảm tình của người dùng.           
Truong-quay.jpg
Phòng giao lưu trực tuyến đang chuyển tại nội dung cuộc trò chuyện đến độc giả
Maithi34@gmail.com, Nữ - 22: Tôi là một thành viên của mạng xã hội. Nhưng tôi vẫn thích blog, nơi tôi được viết để thể hiện mình. vậy với sự phát triển rầm rộ của mạng xã hội hiện nay do đánh đúng vào nhu cầu liên kết, blog liệu đáng bị lãng quên? Yahoo Plus thực sự không còn thu hút tôi như ngày xưa. 
-Ông Đàm Đức Anh: Theo thời gian, chúng ta lớn lên và chúng ta thay đổi, nhưng điều đó không có nghĩa rằng blog không còn chỗ đứng trong lòng độc giả, điều đó thể hiện trong số lượng người dùng blog hiện nay. Khi mạng xã hội ra đời thì blog vẫn tồn tại và phát triển, khi nhìn vào bức tranh oàn cảnh, chúng ta có thể thấy rằng blog không bị lãng quên.                             
Hoàng Linh Anh, Nam - 25: Go và Zing định làm thế nào để cạnh tranh với các mạng xã hội nước ngoài đang phổ biến tại Việt Nam?  
-Ông Phan Sào Nam: Ở VN các doanh nghiệp phải dùng tiềm lực mạnh mẽ, Go.vn đang cố gắng sử dụng lợi thế của mình để cạnh tranh dựa vào khách hàng, hạ tầng thanh toán, truyền thông, trong thời gian tới, giáo dục sẽ phát triển bền vững và tạo ra sản phẩm của riêng mình. Về nhu cầu người dùng chưa thể xác định trong 1 thời gian ngắn.
Việt Nguyễn, Nam - 20: Tôi thấy Zing và Go đều tự gọi mình là mạng xã hội của Việt Nam. Thiết nghĩ, bản địa hóa là điều tốt nhưng bản địa hóa một mạng xã hội thì có nên không vì thực ra đây là công cụ kết nối toàn cầu. Đã là kết nối toàn cầu thì chúng ta phải trưng ra cái gì để cho cả thế giới này cùng tiếp cận được chứ? 
-Ông Phan Sào Nam: Dịch vụ phát triển dần dần, hiện Go.vn tập trung vào người dùng ở VN. Tiêu chí đáp ứng nhu câu người dùng VN trước và Go.vn đang rất tập trung vào người dùng VN.  Xu hướng sẽ giảm dần tính bản địa hóa và tăng cao tính toàn cầu hóa.
Hoàng Linh Anh, Nam - 20: Go và Zing định làm thế nào để cạnh tranh với các mạng xã hội nước ngoài đang phổ biến tại Việt Nam?
-Ông Vương Quang Khải: Chúng tôi chọn cho mình hướng cạnh tranh từ địa phương, không làm theo phương thức của đối thủ và xem người dùng có những nhu cầu gì. Blog là một phần quan trọng của người dùng và chúng tôi tìm hiểu xem thế mạnh địa phương của mình là gì.
Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Nga đều có mạng xã hội riêng. Nhu cầu bản địa hóa và quốc tế hóa là song song. Zing Me có nhiều dịch vụ quốc tế và nhu cầu kết nối là nhu cầu rất phổ biến.
Việt Lâm, Nam - 21: Các nhà phát triển mạng xã hội hiện giờ chú tâm nhiều đến giải trí và nhiều người trong giới trẻ dần quên đi những giá trị mang tính nhân bản. Và tính nhân bản, đó mới là điều cần lan tỏa trong một cộng đồng chứ?
-Ông Đàm Đức Anh: Chúng ta có thể chứng minh được rằng điều mà bạn đưa ra không phải là thực tế đang diễn ra ở mạng xã hội và blog ở Việt Nam. Tôi nói hẹp hơn 1 chút là trên mạng yahoo, đã có nhiều ví dụ về những câu chuyện cảm động.
Tôi biết câu chuyện về một cô bé mắc bệnh hiểm nghèo, là blogger của 360 plus, có một ngày cô ấy phải trải qua một cuộc phẫu thuật giữa ranh giới sống và chết, và cô viết trước những Entry đó và cô đã hẹn giờ đẩy nó lên, cứ vào 0h ngày cô định trước thì nó sẽ bật lên, đó là những entry hết sức trìu mến, ví dụ như cô viết về bà của mình, entry cuối cùng cô viết dành cho ngày sinh nhật mà cô biết là ngày cuối cùng của mình, cộng đồng mạng không biết rằng cô ấy đã không còn trên cuộc sống từ vài tháng trước, cộng đồng rất cảm động.
Hoặc tôi cũng biết, có nhiều nhóm cộng đồng trên 360 tập hợp lại để trở thành những nhóm từ thiện, giúp đỡ những số phận khó khăn hơn. 
-Ông Phan Sào Nam: Một số ví dụ thể hiện tính nhân văn của Go.vn là Đóng góp nhân đạo quốc gia, các thành viên trên mạng góp sức nhau giúp đỡ người nghèo, dân miền Trung gặp thiên tai, lũ lụt…
Thành viên thứ 1 triệu thi tiếng Anh trên mạng Go.vn trở thành 1 trong những học sinh giỏi cấp tỉnh. Chúng tôi làm 1 số hoạt động ủng hộ những thành viên gặp khó khăn. Mới đây, Go.vn tham gia chương trình Giờ trái đất.
Cộng đồng mạng cần nhiều hoạt động mang tính nhân văn. Mạng xã hội tạo điều kiện cho cộng đồng phát triển hơn. Nếu cộng đồng mạng có thêm ý tưởng nhân văn thì mạng Go.vn sẽ hỗ trợ để thực hiện ý tưởng.
-Ông Vương Quang Khải: Khi nền cung cấp dịch vụ tại VN phát triển thì chúng tôi sẽ cố gắng định hướng giới trẻ cùng cộng đồng doanh nghiệp tự nguyện đóng góp cho đồng bào lũ lụt.
Mạng xã hội Zing cũng là đơn vị đầu ngành tiên phong thực hiện giờ trái đất ở TP HCM.                                
Phan Mây, Nữ - 27: Năm 2009, đã thấy Zing Me công bố vượt Facebook. Tháng 12/2010, Facebook đạt 1,1 tỷ trang xem tại Việt Nam. Đến nay câu chuyện “vượt mặt” Facebook có còn nữa hay không?
-Ông Vương Quang Khải: 
Tháng 11/2009, Zing Me đã đạt được mốc 1 triệu người dùng, trở thành mạng xã hội số 1 Việt Nam. Đến nay chúng tôi vẫn giữ được vị trí này với 4,6 triệu người dùng và 900 triệu phút sử dụng mỗi tháng.
MC: Kỳ vọng để phát triển mạng xã hội là gì, thưa ông?
-Ông Phan Sào Nam: Chúng tôi hy vọng việc quản lý nhà nước tương đối rõ ràng về dịch vụ Internet để tạo điều kiện cho Mạng xã hội phát triển. Về hạ tầng dịch vụ: Chỉ là cơ sở hạ tầng, cộng đồng là người quyết định. Muốn có sự thay đổi, cộng đồng phải tự tạo sự thay đổi đấy.                                         
MC: Vậy mục tiêu trong tương lai?
-Ông Phan Sào Nam: Chúng tôi sẽ liên tục xây dựng và thay đổi. Mục tiêu đến năm 2015, sẽ có 4 triệu người VN thường xuyên dùng dịch vụ.
-Ông Vương Quang Khải: Zing Me sẽ giữ vững vị trí số 1 của mình, tiếp tục tập trung phát triển mạng xã hội.

ICTnews

Vĩnh Long dự tính chi hơn 1.200 tỷ đồng phát triển TMĐT

Vĩnh Long dự tính chi hơn 1.200 tỷ đồng phát triển TMĐT
ICTnews - UBND tỉnh Vĩnh Long vừa phê duyệt kế hoạch phát triển thương mại điện tử (TMĐT) của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 với đầu tư tới hơn 1.200 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, Vĩnh Long sẽ đầu tư 1.225 tỷ đồng để phát triển TMĐT trong giai đoạn 2011 – 2015. Nội dung chủ yếu là tập trung phối hợp với các phương tiện thông tin truyền thông tuyên truyền về TMĐT, tổ chức đào tạo kỹ năng về TMĐT cho các doanh nghiệp (DN), hỗ trợ DN xây dựng website và tham gia vào cổng TMĐT quốc gia…
Cụ thể, mục tiêu về TMĐT của Vĩnh Long đến năm 2015 là có trên 50% cán bộ quản lý nhà nước và DN biết đến lợi ích của TMĐT; 50% DN tiến hành giao dịch TMĐT loại hình DN với người tiêu dùng hoặc DN với DN, trong đó có 100% DN sử dụng thư điện tử trong hoạt động giao dịch và trao đổi thông tin, 50% DN có trang thông tin điện tử, 30% DN tham gia các website TMĐT để mua bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và sẽ có 10% - 20% DN ứng dụng các phần mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý sản xuất và kinh doanh; bước đầu hình thành các tiện ích hỗ trợ người tiêu dùng tham gia TMĐT loại hình DN với người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 1.343 DN ứng dụng TMĐT ở nhiều mức độ khác nhau, chiếm 53% số DN toàn tỉnh, trong đó 120 DN có trang thông tin điện tử. Ngoài ra, tỉnh đã thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức nhiều khóa tập huấn, đào tạo về TMĐT cho các doanh nghiệp.
Ngọc Khôi

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

Những con số thú vị về các CEO

Những con số thú vị về các CEO

Bằng cấp, việc sử dụng thời gian... của các CEO được nhiều nhà đầu tư, báo giới hết sức quan tâm. Tờ Business Insider đã đưa ra một thống kê thú vị về vấn đề này.

Những số liệu thống kê của Business Insider trích từ một bản nghiên cứu tỉ mỉ về nền tảng giáo dục của các CEO trong nhóm công ty thuộc S&P 500, được thực hiện bởi Công ty SpencerStuart. Bên cạnh đó, tờ báo này còn bổ sung thêm một số dữ liệu lấy từ Tập đoàn IBM và trường Kinh doanh Harvard.
33% các CEO trong nhóm S&P 500 có bằng đại học thuộc chuyên ngành kĩ sư và chỉ có 11% là về quản trị kinh doanh.
33% các CEO trong nhóm S&P 500 có bằng đại học thuộc chuyên ngành kĩ sư và chỉ có 11% là về quản trị kinh doanh.
Dưới 10% trong số họ nhận bằng tốt nghiệp từ trường Ivy League
Dưới 10% trong số họ nhận bằng tốt nghiệp từ các trường thuộc Ivy League (nhóm các trường đại học hàng đầu của Mỹ)
Tất cả các CEO trong nhóm dịch vụ đều có bằng cử nhân và là nhóm CEO có trình độ học vấn cao nhất.
Tất cả các CEO trong nhóm dịch vụ đều có bằng cử nhân và là nhóm CEO có trình độ học vấn cao nhất.
15% các CEO điều hành mảng tài chính của công ty, và chỉ có 9% trong số họ là làm các công việc quản lý chung.
15% các CEO điều hành mảng tài chính của công ty, chỉ có 9% trong số họ làm các công việc quản lý chung.
Nhóm các công ty về in ấn và xuất bản là nhóm có trình độ học vấn thấp nhất với chỉ 91% CEO có bằng cử nhân.
CEO của các công ty về in ấn và xuất bản là nhóm có trình độ học vấn thấp nhất với 91% có bằng cử nhân.
60% các CEO trong nghiên cứu của IBM đánh giá sự sáng tạo là yếu tố quan trọng nhất đối với một lãnh đạo.
60% các CEO trong nghiên cứu của IBM đánh giá sự sáng tạo là yếu tố quan trọng nhất đối với một nhà lãnh đạo.
...Và chỉ có 12% cho rằng sự công bằng và khiêm tốn là cần thiết.
... chỉ có 12% cho rằng sự công bằng và khiêm tốn là cần thiết.
Các CEO tiêu tốn 60% quỹ thời gian của mình cho việc hội họp.
Các CEO tiêu tốn 60% quỹ thời gian của mình cho việc hội họp.
...20% thời gian cho việc gọi điện thoại và tham gia các sự kiện công chúng.
20% thời gian cho việc gọi điện thoại và tham gia các sự kiện công chúng.
...Và họ chỉ sử dụng 15% thời gian còn lại để làm việc một mình.
Họ chỉ sử dụng 15% thời gian còn lại để làm việc một mình.
Các CEO mất khoảng 4,7 tiếng mỗi tuần để làm việc với các nhà tư vấn và chỉ 1,3 tiếng với các nhà cung cấp.
Các CEO mất khoảng 4,7 tiếng mỗi tuần để làm việc với các nhà tư vấn và chỉ 1,3 tiếng với các nhà cung cấp.
Hà Thu (theo Business Insider)

Bí ẩn không xa lạ: Lịch sử vô tuyến truyền hình





Sự phát triển của công nghệ truyền hình có thể được thực hiện trên 2 phạm vi: các phát triển trên phương diện cơ học và điện tử học, và các phát triển hoàn toàn trên điện tử học. Sự phát triển thứ hai là nguồn gốc của các tivi hiện đại, nhưng những điều trên không thể thực hiện nếu không có sự phát hiện và sự thấu hiểu từ hệ thống cơ khí.

Một sinh viên người Đức Paul Gottlieb Nipkow đưa ra phát kiến hệ thống tivi cơ điện tử đầu tiên năm 1885. Thiết kế quay đĩa của Nipkow được xem là chuyển đổi hình ảnh thành các chấm điểm. Tuy nhiên, phải tới năm 1907, sự phát minh của công nghệ ống phóng đại mới giúp các thiết kế thành hiện thực. Trong thời điểm đó Constatin Perskyi đề xuất từ tivi trong một xuất bản tại Viện điện tử quốc tế ở Hội chợ Quốc tế ở Paris vào 25 tháng 8 năm 1900. Các xuất bản của Perskyi tóm tắt lại công nghệ cơ điện tử, đề cập đến thành quả của Nipkow và các đồng sự.

Năm 1911, Boris Rosing và học trò của ông Vladimir Kosma Zworykin thành công trong việc tạo ra hệ thống tivi sử dụng bộ phân hình gương để phát hình, theo Zworykin, "các hình rất thô" qua các dây tới ống điện tử Braun (ống cathode) trong đầu nhận. Các hình chuyển động là không thể, bởi vì bộ phân hình, có "độ nhạy cảm không đủ và các phân tử selen quá chậm". Rosing bị Stalin đày đến Arkhangelsk năm 1931 và qua đời năm 1933, nhưng Zworykin sau đó quay lại làm việc cho RCA để xây dựng tivi điện tử, thiết kế này sau đó bị phát hiện là vi phạm bản quyền của Philo Farnsworth, người đã công bố hệ thong phát hình đầu tiên từ năm 1928 trước đó.

Năm 1920, hai nhà khoa học Mỹ Charles Francis Jenkins và nhà khoa học Anh John Logie Baird đã tạo ra vật mẫu thành công đầu tiên của chiếc TV.
Năm 1927, một người Mỹ trẻ tuổi là Philo Taylor Farnsworth đã phát triển thành công phiên bản thương mại ống tia cực âm nhằm phát tín hiệu truyền hình điện tử và đây là bước đột phá trong nghệ truyền hình của nhân loại.
Năm 1930, một vài tiêu chuẩn của công nghệ TV cùng xuất hiện và cạnh tranh để thống trị thị trường non trẻ này. Một trong những sản phẩm chiếm ưu thế là chiếc EMI-Marconi. Năm 1950 có thể chạy 25 khung hình trên một giây và khá phổ biến tại Anh. Một tiêu chuẩn TV khác có thể chạy 30 khung hình trên giây và chủ yếu phát triển tại Mỹ.
Chiếc TV thương mại thành công đầu tiên bắt đầu xuất hiện tại các showroom ở Mỹ vào đầu những năm 1950
Ngay khi nhận thấy nội dung trên TV có giá trị khai thác, các công ty lập tức lao vào chạy đua trong ngành truyền hình. Thực tế này dẫn đến sự cần thiết phải có quy định về tần số phát sóng của các kênh.
Sức mạnh của TV là việc phát trực tiếp những bước đi lịch sử của nhà du hành Mỹ Neil Amstrong trên mặt trăng, ngày 20/1/1969
Nỗ lực phát triển TV màu xuất hiện từ đầu những năm 1950 và chiếc đầu tiên được hãng RCA giới thiệu năm 1954. Nhưng phải đến những năm 1960 việc bán các TV màu mới bắt đầu sinh lợi. Tới năm 1974 thì TV màu đã trở thành biểu tượng cho các gia đình giàu có tại Mỹ.
Năm 1959, hãng Philco đưa vào thị trường chiếc TV chỉ có màn hình rộng 2 inch và có thể thu cả sóng radio
Năm 1980, ngành truyền hình Mỹ do 3 mạng lưới chính thống trị, trong khi khán giả tại các nước châu Âu và châu Á bị giới hạn trong các lựa chọn chương trình

Bí ẩn không xa lạ: Apple sức sáng tạo mãnh liệt



Sáng lập

Hai sáng lập viên của Apple là Steve Wozniak và Steve Jobs


Trước khi trở thành đồng sáng lập công ty Apple, Steve Wozniak đã từng là một kỹ sư điện tử và năm 1975 ông bắt đầu tham dự vào Homebrew Computer Club.

Vào thời điểm đó tổng quát chỉ có hai hãng xản xuất mikrocomputer-CPU là Intels 8080 giá 179$ và Motorolas 6800 giá 170$. Wozniak ưa chuộng phiên bản 6800, nhưng mà không có ý tưởng cho những sảm phẩm của họ. Vì vậy ông tự thỏa mãn bằng cách xem xét, học hỏi và thiết kế máy vi tính trên giấy, đến khi ông được lời khuyên cho một cái CPU. Đó là một ý tưởng xuất sắc nhất xảy ra cho thị trường máy tính.

Khi MOS Technologiescho ra sản phẩm nổi tiếng 6502 giá 25$ năm 1976. Wozniak đồng thời bắt đầu phát triển một ấn hành BASIC cho con chip này. Khi ông hoàn thành xong, ông bắt đầu thiết kế một chiếc máy vi tính, cho BASIC có thể chạy được. Phiên bản 6502 đã được thiết kế bởi nhiều người, họ cũng là người thiết kế phiên bản 6800, khi rất nhiều người ở Silicon Valley rời khỏi chỗ làm việc để được độc lập. Wozniaks trước bản vẽ máy vi tính yêu cầu chỉ một chút thay đổi mới có thể chạy được con chip mới này.

Ông hoàn thành xong bộ máy và đem nó theo hội nghị Homebrew Computer Club để trình bày hệ thống của mình. Ở đó ông gặp người bạn cũ là Steve Jobs, người rất thích thú về cơ hội buốn bán trong tương lai của những chiếc máy nhỏ này.

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

Clip Backstreet Boys tại Việt Nam - BSB in My Dinh

Cùng xem qua một vài màn trình diễn của Baskstreet Boys đêm qua:
Backstreet Boys 'đổ mồ hôi' cùng fan Sài thành
This is Us – ca khúc nằm trong album mới nhất của BSB cùng tên gọi. This is Us tour cũng nhằm quảng bá cho album này.
Trong trang phục được thiết kế bằng kim loại, cùng động tác vũ đạo dứt khoát, BSB quá tuyệt vời vớiLarger Than Life.
BSB và phong cách Pop - balad quen thuộc qua ca khúc Incomplete. Tại Hoa Kỳ, đây là một trong những đĩa đơn thành công cuối cùng của họ trong thập niên 2000.
BSB nhẹ nhàng với Bye Bye Love, cũng là một ca khúc nằm trong album This Is Us.
I want it that way – ca khúc gần gũi nhất với khán giả Việt. Có lẽ đây cũng là màn trình diễn nhận được nhiều sự ủng hộ từ người hâm mộ nhất.

PHƯƠNG GIANG
CLIP: TUẤN LỮ
Theo Bưu điện Việt Nam

Bonus thêm nữa này ^^ , tớ tìm trên youtube, bản HD nhé , cái này là clip ở Tp Hồ Chí Minh






Nữa này

 I want it that way


Phụ nữ đang thống trị Internet

Phu-nu.jpg
Phụ nữ đang thống trị Internet
ICTnews – Phụ nữ là những vị anh hùng đằng sau nền thương mại điện tử, mạng xã hội. Nếu tìm được cách khai thức sức mạnh của người dùng nữ, bạn có thể làm rung chuyển cả thế giới
Với các dịch vụ Internet tiêu dùng và thương mại điện tử, có vẻ như chúng ta đang ở trong "thời đại vàng" của Internet. Facebook đã có trên 600 triệu người dùng. Twitter có 25 triệu người dùng trong năm ngoái. Tiểu blog Tumblr có 1 triệu lượt xem một tuần. Game xã hội Zynga có 100 triệu người dùng trên Cityville chỉ sau 6 tuần. Số lượng các công ty Internet tiêu dùng cũng tăng lên với tốc độ chưa từng có cả về số lượng người dùng và doanh thu.
Tuy nhiên, có một bí mật ít được công bố. Đó là người dùng nữ chính là những vị anh hùng đằng sau công ty thương mại điện tử, Inernet tiêu dùng giá trị nhất và có tốc độ phát triển nhanh nhất. Đặc biệt, nói về mạng xã hội và mua sắm điện tử, phụ nữ đang thống trị Internet.
Hãy xem xét thêm các số liệu minh chứng cho sự thống trị của phụ nữ với Internet. Tất cả các nghiên cứu của Comscore, Nielsen, MediaMetrix và Quantcast đều cho thấy phụ nữ là động lực chính của xu hướng web xã hội quan trọng này. Comscore cho biết phụ nữ là người dùng chính của các trang mạng xã hội và dành nhiều thời gian cho những trang này hơn 30% so với nam giới. Nielson cũng cho biết 55% người dùng mạng xã hôi di động là phụ nữ.
Trong thương mại điện tử, sức mua của phụ nữ cũng đáng kể. Những trang mua sắm như Zappos (đạt gần 1 tỷ USD doanh thu trong năm ngoái), Groupon (đạt 760 triệu USD năm ngoái), Gilt Groupe (ước đạt 500 triệu USD doanh thu trong năm nay), Etsy (trên 300 triệu USD năm ngoái) và Diapers (300 triệu USD năm ngoái) đều có phần lớn là khách hàng nữ. Theo Gilt Groupe, phụ nữ chiếm 70% cơ sở khách hàng của họ và thúc đẩy 74% doanh thu. 77% khách hàng của Groupon là nữ giới. Theo Cục điều tra dân số Mỹ, phụ nữ chiếm trên 80% chi tiêu người tiêu dùng, hay khoảng 5 nghìn tỷ USD hàng năm.
Sự đóng góp của phụ nữ đối với các công ty thương mại điện tử còn thú vị hơn. Đây là những công ty đang phát triển thực sự nhanh, xây dựng được một cộng đồng rộng lớn và đạt doanh thu tốt. One Kings Lane, Plum District, Stella & Dot, Rent the Runway, Modcloth, BirchBox, Shoedazzle, Zazzle, Callaway Digital Arts, và Shopkick chỉ là một số ít những công ty thương mại điện tử của Mỹ mạnh lên với “nữ quyền”. Phần lớn những công ty này do phụ nữ lập nên, đó cũng là một xu hướng thú vị.
Bốn trang web tiêu dùng nổi tiếng - Facebook, Zynga, Groupon và Twitter – cũng có phần lớn người dùng là phụ nữ. Sheryl Sandberg, Giám đốc điều hành của Facebook, đã nói rằng phụ nữ không chỉ chiếm phần lớn số lượng người dùng của họ, mà còn chiếm 62% các hoạt động nhắn tin, cập nhật và bình luận và chiếm 71% các hoạt động Facebook hàng ngày. Trung bình, phụ nữ có nhiều bạn bè trên Facebook hơn nam giới khoảng 8% và dành nhiều thời gian cho trang này hơn. Theo một nghiên cứu của Facebook, phụ nữ đóng vai trò quan trọng ở 3 hoạt động chính trong những ngày đầu tiên Facebook mới ra đời – đó là viết lên tường (wall), cập nhật ảnh và tham gia vào các nhóm. Ở ba hoạt động này, sự tham gia của phụ nữ đều cao hơn nam giới. Nếu không có sự tham gia mạnh mẽ của phụ nữ trong những ngày đầu đó, chưa chắc Facebook đã được như ngày hôm nay.
Thế còn trong mảng game, một lĩnh vực dường như là của nam giới? Trang game xã hội lớn Zynga, cho biết có 60% người chơi là nữ giới. Một khảo sát của PopCap cũng cho thấy phụ nữ là đối tượng chính của các trò chơi đóng vai. Thực ra, họ còn cho biết người chơi trung bình của game xã hội là phụ nữ ở độ tuổi 43.
Và ngày càng có nhiều phụ nữ sử dụng Twitter, một tiểu blog nổi tiếng là sản phẩm của người chuyên khắc phục sự cố công nghệ. Phụ nữ đăng ký "theo đuôi" (follow) nhiều người hơn, “tweet” nhiều hơn và có lượng người “theo đuôi” họ nhiều hơn so với nam giới.
Phân tích cũng cho thấy phụ nữ là khách truy cập chính của những trang sau: Twitter, Facebook, Deli.ci.ous, Docstoc, Flickr, Myspace, Ning, Upcoming.org, uStream, Classmates.com, Bebo và Yelp. 
Có lẽ nói phụ nữ thống trị Internet không có gì ngạc nhiên. Vì phụ nữ vốn được cho là có xu hướng xã hội hơn, quan tâm hơn đến các mối quan hệ và kết nối, giỏi làm “đa nhiệm” hơn. Đã có những nghiên cứu nhân loại học chứng minh điều này. Như vậy, nhiều người dùng nữ có thể giúp xây dựng và phát triển mạng xã hội, và giúp công ty của bạn tăng trưởng nhanh hơn. Hãy xem lại đội ngũ lãnh đạo trong công ty, phụ nữ đã ở những vị trí chủ chốt chưa?
Phụ nữ là bộ máy khuếch đại của mạng xã hội, họ cũng là nhiên liệu của thương mại điện tử. Và nếu bạn tìm ra cách khai thức được sức mạnh của các khách hàng nữ, bạn có thể làm rung chuyển cả thế giới.
Bảo Bình
Theo TechCrunch

Batdongsan.com.vn – con đường trở thành website nhà đất số 1 Việt Nam

trang chu.jpg 
Batdongsan.com.vn – con đường trở thành website nhà đất số 1 Việt Nam
Cuối năm 2007, công ty cổ phần Bất Động Sản B.D.S cho ra mắt website http://batdongsan.com.vn/ trong bối cảnh thị trường nhà đất đã trở thành một lĩnh vực rất "nóng", thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.
Với giao diện đơn giản nhưng rất thuận tiện cho người tìm mua, thuê nhà đất, Batdongsan.com.vn đã tạo ra một sự khác biệt lớn với các website BĐS đã ra đời trước đó và nhanh chóng có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Đến cuối năm 2008, lượng truy cập của website đạt mốc 8.000 visits/ngày. Mỗi ngày website có khoảng 1.500 tin rao bán, cho thuê mới được cập nhật, trong đó có tới khoảng 700 tin chính chủ mới – một con số lớn vượt xa mọi kênh thông tin nhà đất khác.
Tới tháng 10 năm 2009, website đạt mốc 20.000 visits/ngày, đứng trong top 2 website về nhà đất có nhiều người truy cập nhất Việt Nam. Chất lượng và số lượng thông tin trên website ngày càng được cải thiện.
Cho đến thời điểm này, mặc dù thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Bất Động Sản B.D.S nhưng Batdongsan.com.vn đã trở thành một kênh thông tin chung và hiệu quả cho rất nhiều cá nhân, đơn vị kinh doanh trong trong lĩnh vực BĐS.
Tháng 5 năm 2010, thời điểm đỉnh cao của cơn sốt BĐS tại Hà Nội và nhiều khu vực khác, website đạt mốc 28.000 visits/ngày, trở thành website nhà đất có lượng truy cập lớn nhất tại Việt Nam.
Ngày 31/7/2010, Batdongsan.com.vn ra mắt phiên bản mới 2.0 vượt trội so với phiên bản cũ. Người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm được thông tin mình quan tâm thông qua nhiều tính năng mới tiện ích, dễ sử dụng như Công cụ tìm kiếm nhà đất; Bảng xem hướng, tuổi xây nhà; Tra cứu lãi suất...
Thông tin trên website được cập nhật liên tục hàng giờ, đầy đủ và chính xác. Website không chỉ phục vụ khách hàng trong việc mua bán nhà đất mà còn cung cấp bức tranh toàn cảnh về thị trường BĐS thông qua các bài bình luận, thời sự về diễn biến thị trường, thông tin cụ thể của từng dự án BĐS trên khắp cả nước, hệ thống chính sách pháp luật về nhà ở, đất đai… và các lĩnh vực liên quan như phong thủy, nội – Ngoại thất, xây dựng, kiến trúc, luật…
Từ khi ra mắt phiên bản mới, được sự quan tâm và tín nhiệm của độc giả, lượng truy cập của website đã tăng lên nhanh chóng, hiện đạt gần 50.000 visits với 300.000 lượt xem (pagesviews) mỗi ngày. Batdongsan.com.vn ngày càng trở nên phổ biến đối với người dùng và củng cố vững chắc vị trí kênh thông tin số 1 về BĐS tại Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Hiền

Người dùng Việt mong chờ gì ở mạng xã hội?

facebook.jpg
Người dùng Việt mong chờ gì ở mạng xã hội?
ICTnews - Theo một số chuyên gia, “bức tranh về mạng xã hội Việt Nam vẫn còn đang vẽ dở” bởi các nhà cung cấp dịch vụ chưa tìm đúng “huyệt” để kích thích người dùng trong nước.
Trong vài năm trở lại đây, trào lưu blog, mạng xã hội đang bùng nổ khắp thế giới với điển hình như MySpace, Facebook, Twitter, CyWorld, Yahoo... trong đó, nhiều mạng xã hội đã xâm nhập vào Việt Nam tạo sự thu hút đông đảo của cộng đồng cư dân mạng. Blog, mạng xã hội đã trở thành những khái niệm quen thuộc với cộng đồng online. Các mạng xã hội Việt Nam cũng đã dần xuất hiện với những cái tên như: Go.vn, Zingme,  và hàng loạt những cái tên khác như Yume, Tầm tay, Banbe.net, Yoo…đã tạo nên một bức tranh đa sắc màu về thế giới ảo của những công dân điện tử.
Tuy nhiên, các mạng xã hội mang “quốc tịch” Việt Nam khai sinh nhiều nhưng số lượng phát triển mạnh khoẻ vẫn còn rất khiêm tốn. Theo ý kiến của một số chuyên gia về công nghệ thì: bức tranh về mạng xã hội Việt Nam vẫn còn đang vẽ dở.
Một bàn tròn thảo luận với những trao đổi sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm về mạng xã hội tại Việt Nam.  Một góc nhìn với những câu chuyện thú vị xung quanh thế giới mạng gắn liền với cộng đồng đa kết nối tại nước ta.
Chương trình Nhân vật - sự kiện thông tin và truyền thông tháng 3 với chủ đề “Blog, mạng xã hội và những kỳ vọng của người dùng” với sự có mặt của các vị khách mời:  Ông Đàm Đức Anh – GĐ truyền thông Yahoo! Việt Nam; ông Phan Sào Nam, lãnh đạo Go.vn và ông Vương Quang Khải – Phó TGĐ VNG sẽ mang đến cho khán giả truyền hình và độc giả trực tuyến những cái nhìn đa chiều về Blog và mạng xã hội tại Việt Nam.
Chương trình sẽ lên sóng trực tiếp vào 9h00 sáng Chủ nhật , 27/3/2011 trên Kênh VTC2, VTC HD3 – Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, đồng thời trực tuyến trên các báo điện tử ICTnews (Báo Bưu điện VN), VTC News, Vietnamnet, VnMedia, ICT News và trang tin điện tử Bộ TT & TT.
Mời quý độc giả quan tâm đến vấn đề này tham dự chương trình hoặc gửi câu hỏi tới các khách mời theo địa chỉ email: ts@ictnews.vn.
ICTnews

Mai Dịch : Từ ruộng đến chợ, rau "rẻ như bèo" thành siêu đắt

Chỗ này là chỗ mình đang ở, sáng nào mà mình đi học về , gặp chị bán rau rong là vào mua luôn. Chị ấy thồ cái xe ra to như cái công nông đầu dọc chở đi bán. Cả tuần may ra gặp chị ấy 2 buổi, giá rau chị ấy bán chỉ bằng 1/3 thâm chí 1/4 ngoài chỗ mình mua hàng ngày. Gặp là mình mua luôn cho mấy ngày liền. Tiếc là không có tủ lạnh , không là trữ cho cả tuần luôn. Dạo này chi phí cho một bữa ăn của mình gấp đôi thậm chí gấp 3 các đây 1 năm, không làm thế thì có mà móm.
(VTC  News) – Thời gian gần đây, giá rau xanh và thực phẩm đội lên từng ngày tại các chợ lớn nhỏ trên địa bàn Hà Nội khiến người tiêu dùng không khỏi “hoa mắt, chóng mặt”. Thế nhưng có một nghịch lý: nguồn rau các tiểu thương mua từ người nông dân vẫn "rẻ như bèo" trong khi đến tay người tiêu dùng, giá bị nâng lên ngất ngưỡng không theo bất kỳ quy định nào, chỉ với lời giải thích chung chung: “Giá xăng, điện tăng thì giá thực phẩm cũng phải tăng thôi”.

3h sáng, thời điểm hoạt động huyên náo nhất của chợ rau trên đường Lê Đức Thọ (Cầu Giấy, Hà Nội). Đây là một trong những điểm trung chuyển rau xanh và thực phẩm tươi sống lớn của Hà Nội. Mặc dù, thời gian chợ đông nhất là từ 2h sáng đến bình minh, nhưng chỉ mới hơn 12 giờ đêm nhiều nông dân từ các vùng ngoại thành đã vận chuyển rau xanh vào đây để bán.


Theo quan sát của chúng tôi, đối tượng thu mua rau của người trồng từ Tây Tựu, Vân Nội đổ về chủ yếu là chủ hàng lớn đi kèm ô tô. Tuy nhiên, lực lượng “săn” hàng đông đảo nhất vẫn là các tiểu thương trên địa bàn Cầu Giấy và khu vực xung quanh.



Chợ đầu mối chỉ mới là cầu thứ hai trong chuỗi từ người trồng đến tay người tiêu dùng.


Khi chiếc xe máy chở bắp cải và cải cúc của chị Lý (Tây Tựu – Từ Liêm) vừa dừng lại tại dải phân cách trước Đại học Thương Mại, những chủ hàng lớn và các tiểu thương đã cùng nhau ào đến, nhanh chóng tiếp cận đểmua bằng được xe rau này kể cả phải tranh giành và cãi vã khi ra giá. Thoạt nhìn cảnh này, nhiều người dễ nghĩ chị Lý sẽ bán được với giá hời, nhưng đến gần mới thấy, cái giá mà những người bán buôn đưa ra có thể khiến bất cứ người nội trợ nào trong nội thành cũng phải giật mình: 1.500-2.000 đồng/kg bắp cải, 2.500 đồng/kg ngồng cải, thậm chí cải cúc chỉ 600 đồng/mớ.


Sau một lúc suy nghĩ, chị Lý vẫn quyết định bán xe rau đầy ắp cho một tiểu thương ở chợ Đồng Xa (Mai Dịch). Nhìn những bao tải rau được chuyển xe của người mua, gương mặt  chị Lý vẫn không tỏ vẻ gì hồ hởi vì bán được hàng. Chị Lý cho biết: “Đợt trước rau còn vớt vát được chút ít, đợt này hôm nào cũng bị ép giá, bắp cải hầu như chấp nhận bán 2.000 đồng/kg. Bán nhanh để về sớm còn đi làm đồng, chứ đứng lại đây một lúc nữa có khi giá chỉ còn 1.500 đồng/kg. Cải cúc họ mua ở đây chỉ 500-600 đồng/mớ, nhưng vào đến chợ, 3.000 đồng/mớ là chuyện thường”.


Cách đó không xa, anh Chung cũng vừa chuyển xong xe rau của mình từ Hải Bối (Đông Anh) cho một chủ hàng. Bần thần khi cầm trên tay gần 200.000 đồng, anh Chung cho biết: đi gần 15 km, vất vả lắm anh mới chở được hơn 50 củ su hào và 2 bao tải ngồng cải đến chợ đầu mối, nhưng bán xong cũng chỉ thu được số tiền ít ỏi này.  Anh chia sẻ: “Nếu bán tại ruộng mà ai mua số lượng ít, có khi một mớ ngồng cải còn được 5.000 đồng/kg,  nhưng khi vào chợ đầu mối họ mua nhiều lại kỳ kèo nên chỉ được 3.000 đồng/kg, hôm nào nhiều người bán, giá có khi còn 2.000 đồng/kg”.


Trong chợ đầu mối là thế nhưng ra khỏi cổng chợ, theo chân những chủ hàng mới thấy, rau xanh được làm giá vô tội vạ.


Theo chân người phụ nữ vừa mua bắp cải từ xe của một chủ vườn rau ở Tây Tựu ngay gần cầu vượt Mai Dịch, chúng tôi được biết, giá mà người phụ nữ này mua chỉ ở mức 2.500 đồng/kg, nhưng vừa ra đến vỉa hè, khi chúng tôi hỏi mua lại, người phụ nữ đã “hét” giá lên 5.000 đồng/kg.


Khi đến các chợ nội thành Hà Nội, giá rau bị đội lên đáng kể. Ảnh: Phương Hạ


Tiếp tục đóng vai người đi chợ sáng, chúng tôi tiếp cận một tiểu thương ở chợ Xanh vừa mua bắp cải ở vỉa hè bên kia đường và không khỏi giật mình khi người này ra giá bắp cải đến… 8.000 đồng/kg. Chúng tôi thắc mắc vì sao đắt như thế? chị bán hàng cau có: “Sáng sớm mua thì mua không mua thì thôi, cái gì cũng tăng giá thì rau cũng phải lên. Nếu bán rẻ hơn, thử hỏi tiền vận chuyển ai chịu cho”.


Chợ Xanh nằm cách cầu vượt Mai Dịch chưa đầy 400 mét, chỉ cần chiếc xe đạp nhỏ, người bán hàng này mất chưa đầy 5 phút đã chở được số bắp cải kia về đến quầy của mình nên dễ thấy chi phí vận chuyển mà người bán vừa giải thích là… không có.


Qua khảo sát ngay sau đó, chúng tôi nhận thấy giá một số loại rau tại các chợ Đồng Xa,  Nhà Xanh, Nghĩa Tân hầu như không mấy khác biệt. Cụ thể: bắp cải 8.000-9.000 đồng/kg, cải thảo 16.000 đồng/kg, su hào 5.000 đồng/củ loại vừa, cải cúc 2.500 đồng – 3.000 đồng/mớ, ngồng cải 8.000 đồng/kg, rau mùi 1.000 đồng/mớ, cà chua 15.000-17.000 đồng/kg...


Để biết cụ thể giá rau”đội” đến mức nào, chúng tôi tìm về Tây Tựu - nơi có diện tích trồng rau khá lớn trên địa bàn Hà Nội.


Gặp vợ chồng bác Tuấn đang phá bỏ khu đất trồng mùi để thay cải canh và su su, chúng tôi được bác cho biết: giá một mớ mùi bán cho chợ đầu mối chỉ 100 đồng, không lấy lại được vốn bỏ ra, nên phải bỏ để trồng loại khác vớt vát. Tuy nhiên, giá bán loại rau thơm này ở các chợ hiện phổ biến từ 1000 -1.500 đồng/mớ. Chỉ cần làm phép so sánh, chắc chắn người tiêu dùng sẽ không khỏi choáng váng vì luôn phải chi số tiền gấp 10-15 lần để mua những loại rau này.


Chịu thiệt thòi nhất vẫn là những người nông dân trồng rau. Ảnh minh họa.


Bác Tuấn cho biết: “Người nông dân trồng rau thường bán giá chỉ bằng 1/3 hoặc một nửa so với giá khi đến tay người tiêu dùng. Đợt ra Tết, giá rau rẻ như cho không, ngồng cải có ngày chỉ còn 800-1.000 đồng/kg, su su 500 đồng/kg”. Cũng theo lời nhiều hộ trồng rau tại Tây Tựu, đợt ra Tết giá rau rẻ nhưng người mua thì vẫn phải chịu cảnh giá Tết. Thậm chí đắt gấp đôi, gấp ba so với giá bán tại ruộng.


Trong vai người thu mua su hào số lượng lớn, khi khảo sát mức giá mua ngay tại chợ đầu mối, chúng tôi được bác Danh - người trồng rau ở xã Vân Nội, ra giá: “Nếu mua 50 củ trở lên giá 1.000 đồng/củ còn mua số lượng ít thì 5.000 đồng/3 củ”. Trong khi đó, người nội trợ đang phải bỏ ra từ 5.000 -5.500 đồng để mua 1 củ su hào tại các chợ trong nội thành.


Giá cải thảo khi bán với số lượng nhiều cho chợ đầu mối hoặc chân ruộng chỉ ở mức 6.000 đồng/kg, nhưng tại các chợ lại dao động từ 16.000 đồng -17.000 đồng/kg, đắt gần gấp 3 so với giá ban đầu.


Chị Loan, người trồng cải thảo ở làng Đăm (Tây Tựu) cho biết: “Mua số lượng ít thì cũng phải 8.000 đồng/kg nhưng nếu bán cho dân buôn, họ mặc cả bằng được 5.000- 6.000 đồng/kg. Sau đó còn qua 2-3 trung gian nữa mới đến người mua trong nội thành nên họ cứ đổ cho giá vận chuyển. Có khi ế họ thà đổ đi chứ chẳng bán rẻ đâu vì tiền lãi cũng đủ bù lại khoản tiền kia rồi”.


Thành Công