Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Sử dụng các công cụ online để đánh giá đối thủ cạnh tranh

1a.jpg
Doanh nghiệp nội còn thờ ơ với các công cụ online để đánh giá đối thủ. Ảnh: N.Đ


ICTnews - Theo các chuyên gia về thương mại điện tử, những công cụ online như mạng xã hội LinkedIn, Facebook, Twitter… chính là kênh hữu hiệu để doanh nghiệp trong nước có thể tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp đối thủ nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thương trường.
Nhưng đến nay, phần lớn doanh nghiệp “nội” vẫn chưa quan tâm hoặc gặp khó khi dùng các phương tiện “hot” này.
Những địa chỉ hữu ích và… miễn phí
Tại hội thảo về thương mại điện tử (TMĐT) do Bộ Công thương tổ chức tại Hà Nội mới đây, nhiều chuyên gia về TMĐT cho rằng, trong vấn đề giải bài toán cạnh tranh hiện nay, các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến thông tin của đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Cụ thể, đó là chuyện đối thủ sử dụng chiến lược nào để thành công? Điểm mạnh, hạn chế của họ là gì? Theo đó là hàng loạt thông tin liên quan đến thị phần, cấu trúc tổ chức, hệ thống phân phối, văn hoá doanh nghiệp, các chiến dịch quảng cáo, xúc tiến kinh doanh sản phẩm mới… mà các doanh nghiệp cũng muốn khai thác từ đối thủ (nhất là doanh nghiệp “nội” muốn vươn ra biển lớn là thị trường tiềm năng nước ngoài) để có thể lựa chọn, hoạch định cho mình một hướng đi phù hợp. Vậy, bằng cách nào các doanh nghiệp có thể tiếp cận được những thông tin nêu trên?
“Bỏ qua” giải pháp phải chi số tiền không nhỏ để thuê các công ty chuyên nghiệp làm trong lĩnh vực marketing online, nghiên cứu thị trường đánh giá đối thủ, đại diện Trung tâm Phát triển TMĐT Bộ Công thương (EcomViet), ông Nguyễn Hoàng Long đưa ra gợi ý cho các doanh nghiệp: “Trước hết, các doanh nghiệp tại Việt Nam hoàn toàn có thể “nâng” được năng lực cạnh tranh thông qua việc khai thác ngay một số mạng xã hội hiện nay như LinkedIn, Facebook, Twitter, Xing.com... một cách miễn phí”.
Trao đổi cụ thể hơn, ông Long cho rằng mạng xã hội như LinkedIn hiện có hơn 100 triệu thành viên (mỗi thành viên trên LinkedIn phần lớn khai đầy đủ thông tin về cá nhân, doanh nghiệp hoặc các tổ chức) sẽ cho phép doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin của nhiều công ty, đồng thời chào bán sản phẩm, tìm kiếm nhân viên, tìm kiếm đối tác, xây dựng thương hiệu. Cùng đó, Xing.com cũng là một mạng xã hội tương tự như LinkedIn nhưng quy mô nhỏ hơn, là điểm đến của khoảng 45.000 chuyên gia thương mại.
“Sử dụng mạng này, các doanh nghiệp khi đăng ký làm thành viên có thể dễ dàng trao đổi quan điểm với chuyên gia để nhận được những lời khuyên hữu ích”, ông Long tiết lộ, đồng thời cho rằng nếu nhắc đến các mạng xã hội “đình đám” có thể trở thành trợ thủ đắc lực cho doanh nghiệp thì Facebook và Twitter chính là hai cái tên rất đáng được lưu tâm. Facebook có thế mạnh ở khả năng tìm kiếm, upload hình ảnh, câu chuyện, thông tin nhanh chóng để xây dựng thương hiệu; còn Twitter là mạng cung cấp dịch vụ “micro-blogging” cho phép người sử dụng có thể gửi và đọc những thông tin cập nhật từ người sử dụng khác, từ đó tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, tìm kiếm thông tin về các sản phẩm cùng ngành và hiểu được hướng đi của đối thủ.
Ngoài việc sử dụng các mạng xã hội nêu trên, ông Nguyễn Hoàng Long cũng cho rằng, các doanh nghiệp “nội” nên dành sự chú ý tới một số website, công cụ tìm kiếm khác như Slideshare.net, Google.com/alerts… Như Slideshare.net, đây là trang web cộng đồng hàng đầu thế giới về chia sẻ thông tin qua các bài thuyết trình, qua đó, website sẽ giúp doanh nghiệp có thể xem được các bài thuyết trình về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh cũng như bài phân tích, dự đoán của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh mà họ quan tâm.
Còn www.google.com/alerts - công cụ này sở hữu tính năng khá thú vị khi cho phép các doanh nghiệp có thể mở rộng thông tin về đối thủ đang cần tìm hiểu chỉ bằng việc gõ vào từ khoá muốn tìm kiếm, sau đó Google Alerts sẽ liên tục tìm và gửi vào e-mail của các doanh nghiệp những thông tin liên quan tìm được (từ những nguồn như website, blog, video…). “Một nhân viên làm trong hãng CocaCola muốn tìm hiểu các thông tin liên quan đến Pepsi, họ có thể nhờ Google Alerts tìm giúp và công cụ này sẽ tự động gửi nội dung tìm kiếm được vào e-mail theo ý muốn”, ông Long đưa ra ví dụ.
Doanh nghiệp nội thờ ơ
“Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”, đặt trong thời điểm các công cụ online như mạng xã hội đang được đánh giá là phương tiện có “quyền năng” mạnh trên thương trường, chuyện các doanh nghiệp dùng công cụ online như nêu trên để tìm hiểu đối thủ cạnh tranh cũng là việc nên lưu tâm. Tuy nhiên, nhận định của các đại biểu đến từ EcomViet, Sở Công thương Thái Nguyên… tại hội thảo đều cho rằng, giữa lúc việc ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối tượng thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn vướng rất nhiều hạn chế, thì chuyện biết khai thác công cụ online để đánh giá đối thủ cũng không đơn giản. Cụ thể, những rào cản khiến cho phần lớn doanh nghiệp chưa mặn mà với các công cụ này chính là chưa có được nhận thức đầy đủ (phụ thuộc vào người lãnh đạo doanh nghiệp), chưa có đánh giá đúng về hiệu quả, tác động mà các công cụ online mang lại, rồi cùng đó là chuyện chưa có nhân lực am hiểu về marketing online để nhận định, phân tích một cách khoa học thông tin khai thác...
Liên quan đến vấn đề nhận thức về TMĐT và nhân lực TMĐT trong các doanh nghiệp, tại hội thảo về nhân lực CNTT do IDG Việt Nam tổ chức ngày 21/4 vừa qua, ông Lê Văn Lợi, Viện trưởng Viện Tin học doanh nghiệp (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) cho biết, hiện trong nước có khoảng 520.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, phần lớn trong số đó vẫn còn dè dặt với TMĐT vì cho rằng chi phí để ứng dụng cao và doanh nghiệp chưa có nguồn nhân lực để vận hành TMĐT. “Đây là rào cản lớn khiến cho các doanh nghiệp vẫn bỏ ngỏ việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh bằng các công cụ online”, một đại diện của EcomViet nhận định.
Cũng tại hội thảo, đưa ra khuyến cáo cho các doanh nghiệp trong nước, ông Trần Hữu Linh, Phó Cục trưởng Cục TMĐT Bộ Công thương cho rằng các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp đã hoặc sắp vươn ra “biển lớn”, liên tục phải cạnh tranh gay gắt với doanh nghiệp nước ngoài cần phải có sự năng động trong việc ứng dụng các công cụ liên quan đến TMĐT để đạt sự phát triển hiệu quả hơn.
Nguyên Đức
Bài viết đã đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số 51+52 ra ngày 29/4/2011.

Internet có thể "chập chờn" vì bảo trì cáp quang biển

AAG.jpg
Internet có thể "chập chờn" vì bảo trì cáp quang biển
ICTnews- Từ ngày 2/5 đến hết 14/5, tuyến cáp quang biển quốc tế AAG (Asia America Gateway) được đơn vị vận hành triển khai bảo dưỡng nhằm nâng cấp chất lượng hệ thống.
Việc bảo trì này có thể sẽ ảnh hưởng tới một số nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam có dung lượng khai thác trên tuyến cáp này.
Trong quá trình bảo trì, việc truy nhập các dịch vụ quốc tế như web, e-mail, thoại, video… có khả năng bị ảnh hưởng (tốc độ nhanh, chậm không ổn định trong khoảng thời gian nhất định) ở khu vực phía Nam (các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế trở vào), còn tại khu vực phía Bắc hầu như không bị ảnh hưởng. Ngoài ra, việc giao dịch, trao đổi thông tin trong nước không bị tác động, nên truy nhập web và e-mail giữa các khách hàng trong nước (có địa chỉ IP thuộc Việt Nam) được tiến hành bình thường.
Để đảm bảo dịch vụ được cung cấp một cách tốt nhất cho khách hàng của mình, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) vẫn sẽ thực hiện phương án bổ sung lưu lượng có thể bị thiếu hụt trong thời gian bảo trì hệ thống AAG từ các kênh kết nối quốc tế khác.
Đồng thời, FPT Telecom khuyến cáo khách hàng chuyển sang sử dụng các dịch vụ Internet trong nước, hạn chế dùng dịch vụ quốc tế trong thời điểm này để tránh ảnh hưởng do nghẽn lưu lượng.
Dự án cáp quang biển AAG được khởi công tháng 4/2007, tổng vốn đầu tư khoảng 560 triệu USD với chiều dài gần 20.000 km, bắt đầu từ Malaysia (TM) và kết cuối tại Mỹ (AT&T). AAG có các điểm cập bờ tại Mersing (Malaysia), Changi (Singapore), Sri Racha (Thái Lan), Tungku (Brunay), Vũng Tàu (Việt Nam), Currimao (Philippinnes), South Lantau (Hong Kong), Guam (Mỹ), Hawaii (Mỹ)...
Nhánh cáp rẽ vào Việt Nam nằm trong đoạn S1 có chiều dài 314 km, cập bờ tại Vũng Tàu và chính thức hoạt động từ tháng 11/2009. Hiện tại, AAG là tuyến cáp quang đầu tiên và duy nhất kết nối trực tiếp lưu lượng từ khu vực Đông Nam Á đến Mỹ.
Còn nhớ, cũng chính tuyến cáp quang biển này đã gặp sự cố hôm 8/3 vừa qua khiến chất lượng dịch vụ Internet tại Việt Nam bị ảnh hưởng khá nhiều và tình trạng chỉ được khắc phục hoàn toàn vào cuối tháng 3. 
TP

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

Sông nằm trên sông

Sao lại kỳ lạ thế nhỉ?
Cây cầu dẫn nước Magdeburg là một công trình tại Đức cho phép kết nối kênh đào Elbe-Havel với kênh đào Mittelland, và cho phép tàu, thuyền vượt qua sông Elbe. Với chiều dài 918 mét, đây được xem là chiếc cầu dẫn nước dài nhất thế giới. Nếu nhìn từ trên xuống cây cầu dẫn nước này giống như một dòng sông nằm trên 1 dòng sông khác vậy, rất thú vị!


Cây cầu dẫn nước Magdeburg ở Đức.

Trước khi chiếc cầu dẫn nước Magdeburg được hoàn thành, các con tàu muốn di chuyển giữa 2 kênh buộc phải thực hiện một đường vòng 12km và quãng đường đi cũng rất khó khăn. Sau khi có chiếc cầu, thời gian vận chuyển, nhất là vận chuyển hàng hóa được giảm thiểu rất nhiều.



Cây cầu độc đáo

Việc xây dựng đã bắt đầu vào những năm 30 của thế kỉ trước. Nhưng do chiến tranh thế giới thứ 2, cộng với việc nước Đức bị chia cắt nên công việc này đã tạm đình chỉ cho đến năm 1997. Cuối cùng, chiếc cầu này đã hoàn thành và mở cửa cho công chúng tham quan vào năm 2003. Trên cầu còn có cả đường dành riêng cho người đi bộ.

Có cả đường dành riêng cho người đi bộ tham quan cầu.

Đây là cây cầu dẫn nước dài nhất thế giới

Cây cầu có một kết cấu khá vững chắc

Miễn phí tên miền tiếng việt .vn


Sau 3 tháng cấp phát ưu tiên, hôm nay Trung tâm Internet VN (VNNIC) chính thức cung cấp tự do và miễn phí tên miền tiếng Việt cho tổ chức, cá nhân theo nguyên tắc đăng ký trước được quyền sử dụng trước.

Ảnh:
Ảnh: DomaineBook.
Người sử dụng có thể đăng ký trực tuyến qua các website tên.vn, ten.vn. name.vn, tênmiềntiếngviệt.vn vàtenmientiengviet.vn. Mỗi cá nhân được đăng ký sử dụng và được bảo hộ miễn phí 5 tên miền, được hỗ trợ hệ thống quản trị domain và được sử dụng e-mail miễn phí dung lượng lớn tại mail.vn. Tuy nhiên, họ phải gia hạn hàng năm nếu không tên miền sẽ bị thu hồi và chuyển giao quyền sở hữu.
Tên miền tiếng Việt ra đời không chỉ với mục đích tạo môi trường thuần Việt trên Internet như Việtnam.vn, ĐạihọcBáchKhoa.vn, Chữarắncắn.vn... mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc hội nhập công nghệ, bảo hộ ý tưởng một cách rõ ràng.
Đại diện của VNNIC cho hay đã có nhiều tên miền tiếng Việt được đăng ký, tuy nhiên chủ yếu được dùng để redirect (chuyển hướng) sang các tên miền chính bằng tiếng Latin của doanh nghiệp.
Tên miền tiếng Việt nói riêng và tên miền tiếng bản địa nói chung thuộc hệ thống tên miền đa ngữ (IDN) và là xu thế phát triển của công nghiệp nội dung Internet. Một số quốc gia như Nga đã rất thành công với loại tên miền này khi đạt 100.000 tên được đăng ký chỉ sau 3 tiếng cấp phát và 500.000 tên sau một tuần.
Châu An

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

Chợt anh giật mình giữa đêm , Gửi em : Cho một tình yêu

2 giờ đêm, chỉ còn 4 tiếng nữa là mình sẽ lên đường. Một kỳ nghỉ cùng cả lớp sẽ giúp mình tạm thời rời xa những bộn bề của công việc, của học tập và .... xa em.... Lần đâu tiên trong 2 năm anh phải xa em trong một buổi đi chơi của cả tập thể lớp mình. Cách đây một năm, cũng một buổi đi du lịch như lần này, anh đã hẹn gặp em ở Mai Châu để rồi, ta lại tìm lại được nhau. Vậy mà giờ đây chỉ mình anh thôi. Chợt nghe bên hàng xóm có tiếng hát, rồi lại nhớ đên bộ phim cho một tình yêu , suýt nữa thì a Tuấn Hưng không có được tình yêu của mình, suýt nữa chị Mỹ Tâm để hạnh phúc vụt mất, và... họ đã suýt chút nữa thì đánh mất nhau. Chỉ cần một khoảnh khắc, cộng với đôi chút giận hờn. Đêm nay, chợt lại nghe lại những ca khúc của Tuấn Hưng trong phim, đường như đúng tâm trạng mình quá.
Anh chẳng biết mình có thể nói với em điều gì lúc này. Anh cũng chẳng thể nói rằng anh vẫn còn yêu. Chỉ biết là anh chưa thể nào quên em. Có lẽ hình bóng anh đang dần phai nhoa trong trái tim em. Có lẽ , có lẽ.....
  Em ah... Anh xin lỗi. Xin lỗi em, xin lỗi vì tất cả những gì anh đã đen đến cho em. Anh đã đến đã đi và có lẽ đã để lại trong em nỗi buồn. Nhưng dương như anh quá nhạy cảm trong khi lý trí và niềm tin của anh đã bị đánh mât rồi. Anh biết rằng, mình đã sai, mình đã đánh mất ..........Và anh đã mất em.

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

Một buổi học kỹ năng làm việc nhóm bằng các trò chơi

Thời gian : Sáng ngày 17 tháng 4 / 2011. 
Địa điểm : Công viên Nghĩa Đô.
Đơn vị tổ chức : Câu lạc bộ E plus , Tập đoàn Tâm Việt.
Thành phần Tham gia : Các bạn sinh viên khoa TMDT trường Đh Thương Mại.

Một buổi sinh hoạt rất sôi động và bổ ích. Dưới sự dẫn dắt của a. Lê Thanh Lưu  - PTGD Tập đoàn Tâm Việt -  tất cả mọi người đã tham gia những trò chơi mang tính đồng đội cao qua đó rút ra được kinh nghiệm và cách thức phối hợp để có thể làm việc trong nhóm một cách hiệu quả.

Đầu Tiên là màn " Kích thích tinh thần".

Ai trong chúng ta muốn trở thành một người lãnh đạo


Tiếp theo là tự giới thiệu về bản thân và "Đội" của mình



Cùng làm quen và xem chúng ta ấn tượng với nhau bởi những gì


Một màn khởi động chuẩn bị vào những cuộc thi giữa các đội.





1. Trò chơi bắn số : Mỗi người sẽ điểm danh theo vòng trong từ 1 đến hết, sẽ phải nhớ số thứ tự của mình. 
Luật chơi : Khi có một người "bắn" số của mình , mình phải "bắn" luôn mã số của người khác , không được "bắn" số của 2 người bên cạnh, không đọc số của người vừa "bắn" số mình. 




2. Trò kết chùm, một trò chơi quen thuộc 
Luật chơi : Người điều hành đưa ra một con số, và những người còn lại sẽ phải tìm được nhóm cho mình với số người đúng với con số đó.
  Độ khó được nâng lên khi đưa ra các yêu cầu, 5 người 4 chân, 3 người 2 chân , v ..vv

Nghỉ ngơi uống nước, tranh thủ nháy ảnh chút xíu ^^, chuẩn bị bước vào cuộc chơi thực sự. 







Hiệp II.

3. Trò chơi : Gỡ rối.
Luật chơi : Mỗi đội gồm 8 người đứng thành cong tròn, giơ tay trái lên cao, nắm lấy tay một người bất kỳ và không phải người bên cạnh mình. Tiếp theo đến tay phải cũng làm như vậy. Sau đó phải tìm cách gỡ rối tạo thành một vòng tay tròn. Không được rời tay nhau khi gỡ rối.





4. Trò chơi Nấm lùn di động:
Mỗi đội 8 người Nam Nữ đứng vòng tròn xem kẽ , Tìm cách nào đó tạo thành một khối tròn thấp nhất, nhỏ nhất, và có thể di chuyển được.



5. Trò chơi nhẩy số : Có một ô hình chữ nhật , bên trong có những con số. Các đội chơi tìm cách cho các thành viên của mình đạp vào các con số đó với mục tiêu càng nhanh càng tốt. Trong một lúc không được có 2 người ở trong phạm vi vạch kẻ của hình chữ nhật. Mỗi lần có người thứ 2 chạm vạch sẽ bị tính thêm 5s.


6. Trò chơi gỡ mìn. Mỗi đội có một quả mìn được đánh số theo mã số của đội đã được giấu đi xung quanh khu vực chơi trò chơi. Và nhiều quả mìn giả khác. Nhiệm vụ là đi gỡ những quả mìn đó phải hoàn thành trong 3 phút.




7. Trò chơi đua thuyền trên cạn. 2 đội chơi. Xếp hàng dọc. Nam nữ xen kẽ, người đằng sau gác chân lên bụng người đằng trước. Người đằng trước cởi giầy cho người đằng sau.
Trò chơi bắt đầu : 2 đội di chuyển lên phí trước , trong quá trình di chuyển, nếu chân người phía sau rời ra khỏi bụng người phía trước, đội đó sẽ bị thua.






Niềm vui của đội chiến thắng.




Và đây là kết quả của những thất bại, phải nộp tiền phạt , hihi



Và cả nhà lấy tiền đó để đi ăn kem thui ^^.



Bạn thích trò chơi nào nhất trong những trò chơi trên, theo bạn để giành được chiến thắng trong mỗi trò chơi trên cần những yếu tố nào.?.................

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

Google đóng cửa google video để tập trung cho youtube

Không quá bất ngờ khi gã khổng lồ quyết định đóng cửa dịch vụ chia sẻ video của mình vào ngày 15/4 tới đây.
Google vừa “khai tử” một huyền thoại trực tuyến
 
Google vừa chính thức tuyên bố “khai tử” dịch vụ chia sẻ video trực tuyến Google Video sau một thời gian hoạt động cầm chừng. Theo đó, bạn sẽ không thể theo dõi nội dung clip từ ngày 29/4. Tuy nhiên tính năng download vẫn tiếp tục hoạt động đến ngày 13/5 để người dùng có thể tải về đoạn video ưa thích, trước khi Google Video dẹp tiệm hoàn toàn. Mọi video tải về đều được lưu dưới định dạng FLV.
 
 
Ngoài ra, gã khổng lồ tìm kiếm cũng khuyến khích mọi người nên chuyển các đoạn video trên sang Youtube hay Picasa Web Albums để có được chất lượng ổn định và nhiều công cụ hỗ trợ hơn.
 
Trong quá khứ, Google Video từng được xem là dịch vụ chia sẻ video trực tuyến số một thế giới, trước khi Google mua lại Youtube vào năm 2006. Một trong những lợi ích quan trọng của Google Video so với Youtube là việc bạn dễ dàng tải lên những đoạn phim dài tới 1 giờ hoặc hơn. Đến tháng 5/2009, Google Video đã ngừng cho phép người dùng upload video. Mặc dù hoàn toàn mờ nhạt trước Youtube nhưng Google Video vẫn kiên trì bám trụ cho đến nay. 

Siêu giàu nhờ làm giả website siêu đỉnh


samwer-brothers.jpg
Làm giàu nhờ lập website "nhái"
ICTnews - Chiến lược của ba anh em nhà Samwer có vẻ rất đơn giản, đó là lập ra những công ty “na ná” kiểu Mỹ, như eBay, Facebook và Groupon, sau đó bán lại.
Marc, Oliver, và Alexander Samwer đã trở thành những doanh nhân huyền thoại của châu Âu. Không chỉ xây dựng những công ty “kiểu Mỹ” tại châu Âu, họ còn đầu tư vào các công ty Mỹ mới nổi mà muốn mở rộng đầu tư sang châu Âu, như LinkedIn và Facebook.
luan van.jpg
Họ đến Silicon Valley ngay khi rời khỏi trường đại học. Đó là vào năm 1998. Họ nói rằng đang phải làm luận văn về kinh doanh và bắt đầu tiến hành gặp gỡ và phỏng vấn càng nhiều đại gia Silicon Valley càng tốt. Sau đó, họ trở về Đức và khởi nghiệp công ty riêng của họ.
ebay.jpg
Sau khi trở về nhà, vào tháng 2/1999, họ xây dựng bản sao eBay của Đức đầu tiên, trang Alando.de. Chỉ 4 tháng sau, họ bán lại nó cho eBay với giá 50 triệu USD.
jamba.jpg
Tiếp theo, họ lập ra công ty nhạc chuông Jamba và bán lại nó cho hãng Verisign với giá 273 triệu USD.
facebook.jpg
Sau đó, họ lại cho ra bản sao của Facebook tại Đức, với trang StudiVZ. Người ta nhận xét rằng, anh em nhà Samwer là những người tuyệt vời về mặt tạo bản sao. StudiVZ là một bản sao kiểu Đức của Facebook mà nhà Samwer đầu tư. Trang này copy theo Facebook mọi thứ, chỉ đổi màu xanh của Facebook sang thành màu đỏ.
studivz.jpg
Năm 2007, họ bán trang Facebook kiểu Đức với giá 100 triệu USD cho một công ty truyền thông của Đức là Georg von Holtzbrinck GmbH.
european founders.jpg
Không chỉ đầu tư vào những công ty kiểu bản sao, hiện nay, họ đang đầu tư vào những công ty Mỹ muốn mở rộng hoạt động kinh doanh sang châu Âu. Năm 2006, họ lập công ty đầu tư European Founders. Ngoài ra, họ còn đầu tư vào Facebook và LinkedIn – hai công ty đang hiện diện mạnh mẽ tại châu Âu.
Nasza-Klasa.jpg
Đầu tư vào Facebook 15 tỷ USD, và giờ đây khoản đầu tư đó trị giá 50 tỷ USD, quả thực là một khoản đầu tư thành công. Ngoài ra, họ còn là nhà đầu tư ở Nasza-Klasa, một mạng xã hội rất nổi tiếng của Ba Lan và vào Oanda, một trang thương mại tiền tệ được xếp vào hàng có giá trị thứ 10 trên thế giới vào năm 2008.
rocket.jpg
Năm 2008, anh em nhà Samwers còn lập ra một công ty tên là Rocket Internet, chuyên tập trung vào thương mại điện tử. Chưa hết, nó còn có những chiến lược bản sao khác, như Plinga – bản sao của Zynga, và Frazr, bản sao của Twitter.
groupon.jpg
Samwer Brothers nắm bắt cơ hội rất nhanh chóng khi nó đến. Khi hiện tượng Groupon lần đầu tiên nổ ra, họ đã lập ra CityDeal, bản sao Groupon đầu tiên của châu Âu. CityDeal phát triển rất nhanh, rất mạnh. Thành lập vào tháng 1/2010, đến tháng 5 Groupon đã mua lại trang này. Theo thông tin, giá trị của thương vụ đó là khoảng 100 triệu USD. Thật không tồi cho quá trình 5 tháng làm việc.
Bảo Bình
Theo Businessinsider

Một vài ý kiến về nhứng website bán sách hàng đầu Việt Nam


Bảng xếp hạng theo alexa
của một số website bán sách hàng đầu tại Việt Nam
STT
Website
Rank TG
Rank VN
Mã nguồn
1
61,000
337
Php
2
248,351
1663
Asp
3
266,535
1,629

4
321,968
2,777
Php
5
643,970
3,760
Php
6
707,764
4,293

7
968,703
8,223
Asp
1.   Bầu không khí web :
Trang chủ :
Các website minhkhai.vn , vinabook.com có thiết kế giao diện rất đơn giản (2 màu chủ đạo) , không có nhiều hình ảnh ngoài bìa sách.
-        Minhkhai.vn : Khung thông tin sản phẩm lộn xộn, không cần thiết phải đưa hẳn mã sản phẩm ra ngoài trang chủ. Tổng thể trang web đưa lại một cảm giác thiết kế hời hợt, hình ảnh thiếu sắc nét, menu ngang tạo cảm giác không thân thiện.
-        Vinabook : Không đưa quá nhiều hình ảnh. Thông tin sách đưa ra trên trang chủ có chọn lọc,ảnh bìa, tên sách, tên tác giả, giá…  tuy nhiên host không ổn định, tốc độ chậm.
Các website xbook.com.vn và vbook.com.vn sử dụng nhiều màu sắc, màu nền ấm.
-        Trang Xbook.com.vn để danh mục sách ở vị trí khá khuất, thanh công cụ tìm kiếm không tạo được sự nổi bật.một vài tác phẩm chiếm quá nhiều diện tích trưng bày. Trong khi đó ở phần khác lại chỉ để hiện bìa sách và rất nhỏ gây khó khăn cho người sử dụng. Phần công cụ thanh toán chèn vào giữa một cách thiếu hợp lý.
-        Trang Vbook.com.vn thiết kế giao diện rất bắt mắt bố cục hợp lý phân chia từng phần rõ ràng. Tuy nhiên phần màu nền quá đậm nổi bật hơn hẳn so với hình ảnh của sản phẩm, và thanh công cụ tìm kiếm cũng không nổi bật.
Các trang davibooks.vn và sahara.vn có giao diện đem lại cảm giác khá lộn xộn. Trang davibooks.vn là do bố trí khung nội dung website không hợp lý. Trong khi trang saharavn.com có quá nhiều hình ảnh chuyển động theo các chiều khác nhau làm rối mắt.
Về phần chi tiết sản phẩm. Các webside bán sách đều có sự giống nhau đặc trưng , giới thiệu các thông tin về sách. Tuy nhiên thì trang vinabook hầu như không có giới thiệu về nội dung cơ bản của cuốn sách , davibooks.vn và saharavn.com thì khá hạn chế trong khi các trang còn lại mô tả khá chi tiết về mỗi sản phẩm.
2.   Tính điều dẫn của trang web.
-        Hầu hết các trang bán sách đều có đặc trưng chung là phân ra 2 menu chính. Một là menu giới thiệu hướng dẫn và lien hệ  chung…  Hai là menu giới thiệu sản phẩm , phần menu này thường chia ra rất nhiều đề mục mỗi đề mục là một loại chủ đề sách khác nhau. Đôi khi một số trang tách hẳn them menu các sản phẩm bổ sung.
-        Ở trang Xbook.com.vn thiếu công cụ thanh điều dẫn, khiến người dung không biết mình đang xem sách ở danh mục nào. Các trang còn lại đều đáp ứng được chức năng này.
-        Trang Vbook.com.vn lại không cung cấp khả năng tìm sách lien quan teo tên tác giả, dịch giả,hay NXB …vv..
-        Trang saharavn.com và trang Xbook.com.vn không có khả năng giới thiệu các sản phẩm liên quan, các sách nên mua chung, hay có nội dung tương tự….
-        Các nút thanh toán và them vào giỏ hàng , xem giỏ hàng được đặt nagy cạnh thông tin sản phẩm.
3.   Tính tương tác.
-        Trang minhkhai.vn không có công cụ hỗ trợ trực tuyến.
-        Một số trang web có them công cụ hiển thị lịch sửu web giúp khách hàng có thể xem lại những sản phẩm mình đã mới xem qua.
-        Cung cấp các nút bấm chia sẻ trên mạng xã hội.
-        Thêm sách vào danh mục sách yêu thích.
-        Khung hỏi đáp , góp ý về sách không được đưa ra rõ ràng.
4.   Thông tin.
-        Các khung thông tin cần để nổi bật hơn hướng dẫn cho khách hàng mới.
-------------------Tớ mới tạm làm đến đây, tớ sẽ bổ sung thêm sau nha -----------------